663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Tìm kiếm

Hotline

0944 58 1111

Tìm kiếm

Ý nghĩa tranh chữ bằng đồng không phải ai cũng biết

Ý nghĩa tranh chữ bằng đồng không phải ai cũng biết

Tranh chữ bằng đồng là vật phẩm không chỉ được dùng để trang trí tại phòng khách, phòng làm việc,… mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa cũng như là phong thủy. Vì vậy, đây là vật phẩm được rất nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn. Tuy nhiên, ý nghĩa chi tiết tranh chữ bằng đồng, nên lựa chọn mẫu tranh, kích thước như thế nào, giá thành bao nhiêu là hợp lý? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Ý nghĩa tranh chữ bằng đồng

Theo quan niệm dân gian xưa, hoạt động xin chữ thầy đồ vào mỗi dịp Tết để treo trong nhà mang ý nghĩa và giá trị văn hóa cao, thể hiện sự trọng tri thức và mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu may mắn, tài lộc phúc lộc đầy nhà, từ đó xin nẻo xin đàng đi đúng hướng để thành công, danh toại.

Ngày nay, để kế bước nét đẹp văn hóa đó, nhiều gia đình thường mua tranh chữ trưng bày trong nhà, phòng khách, phòng làm việc, đây cũng là món quà ý nghĩa dành tặng người thân, bạn bè, những dịp tân gia, mừng thọ. 

Tranh chữ bằng đồng thường chỉ có 1, 2 hoặc 3 chữ, nên ý nghĩa của nó trở nên bao hàm, xúc tích, mỗi chữ đều có một ý nghĩa riêng, thể hiện đúng tinh thần của người Việt Nam. 

Ý nghĩa tranh chữ bằng đồng không phải ai cũng biết
Tranh chữ Phúc Lộc Thọ bằng đồng

Tranh chữ không chỉ tô điểm cho không gian, mà còn mang ý nghĩa khuyên răn con cháu, là cách giáo dục thế hệ sau sống đúng lễ nghi, đạo đức. Bên cạnh đó, treo tranh chữ bằng đồng cũng là cách bảo vệ giá trị văn hóa mà ông ta đã truyền lại từ ngàn đời nay.

Một số mẫu tranh chữ bằng đồng thường được lựa chọn như: tranh chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, Nhẫn, Tài, An, Đức,… Các chữ này được phỏng theo chữ Hán và ẩn chứa những mong muốn, ý nghĩa cụ thể mà gia chủ muốn gửi gắm. Mỗi bức tranh chữ treo tường như một lời nhắn nhủ các thành viên trong gia đình phải sống chuẩn mực, có đạo đức, kế thừa những giá trị tốt đẹp mà ông cha để lại.

Phân loại tranh chữ bằng đồng

Phân loại theo chất liệu

  • Tranh chữ bằng đồng mộc: tranh được chế tác từ nguyên liệu tấm đồng vàng, sau khi hoàn thiện sẽ phủ 1 lớp 2k bóng giúp bảo vệ bề mặt và tăng độ thẩm mỹ cho sản phẩm. Loại tranh này sẽ giữ nguyên được màu sắc ban đầu của đồng, giá thành tương đối thấp, nằm trong phân khúc giá trung bình.
  • Tranh chữ bằng đồng mạ vàng 24k: Sau khi xử lý bề mặt, các nghệ nhân sẽ dùng phương pháp mạ vàng tĩnh điện hay còn gọi là mạ vàng điện phân, sử dụng phương pháp mạ vàng hiện đại nhất hiện nay để tiến hành mạ phủ vàng 24k lên toàn bộ bề mặt các chi tiết. Phương pháp điện phân sẽ nhúng 3 lớp gồm: 1 lớp niken và 2 lớp vàng, bề mặt màu sắc tươi sáng, chắc chắn, tạo nên vẻ đẹp sang trọng, độc đáo.
  • Tranh chữ bằng đồng dát vàng 9999: Sau khi xử lý xong bề mặt tranh, nghệ nhân sẽ tiến hành dát vàng đã được dát quỳ mỏng lên bề mặt các họa tiết. 

Ngoài ra, còn có một số mẫu tranh được chế tác riêng theo yêu cầu của khách hàng, luôn đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng của sản phẩm.

Ý nghĩa tranh chữ bằng đồng không phải ai cũng biết
Tranh chữ lộc bằng đồng

Phân loại tranh theo kích thước

Tranh chữ bằng đồng rất đa dạng về kích thước, phổ biến với khổ vuông 60cm, 80cm, 81cm, 1m07,… khổ ngang 81cmx55xm, 1m, 1m07, 1m27,….

Ngoài những mẫu tranh có kích thước sẵn, chúng tôi nhận chế tác những bức tranh chữ bằng đồng theo yêu cầu của khách hàng.

Phân loại tranh theo nội dung chữ

  • Tranh chữ Hán: nội dung chữ được thể hiện bằng chữ Hán
  • Tranh chữ Việt: nội dung chữ được thể hiện bằng chữ Việt
  • Tranh chữ cách điệu: nội dung chữ được cách điệu như tranh chữ hóa rồng,…

Phân loại tranh theo chất liệu khung

  • Khung liền mê: là mẫu khung đồng liền tấm
  • Khung gỗ: sử dụng khung gỗ thịt cao cấp chế tác khung chống mối mọt
  • Khung giả gỗ: là loại khung bằng nhựa làm giả vân gỗ cao cấp
    Ý nghĩa tranh chữ bằng đồng không phải ai cũng biết
    Tranh chữ cha mẹ bằng đồng

Quy trình chế tác tranh chữ bằng đồng

Bước 1: Tùy theo kích thước của tranh để sử dụng tấm đồng có kích thước sao cho phù hợp. Nếu như tranh có kích thước quá khổ, thì các nghệ nhân sẽ ghép các tấm đồng lại với nhau. Tấm đồng dùng làm tranh sẽ được đặt lên bàn trám cố định bằng lớp xi được làm từ nhựa thông và bột đá.

Bước 2: Bản vẽ phác thảo của bức tranh hay chi tiết chữ sẽ được vẽ ra giấy và dán lên tấm đồng phẳng để tiến hành công đoạn thúc.

Bước 3: Nghệ nhân sẽ căn cứ vào các chi tiết mà thúc sao cho độ nông sâu phù hợp, tạo nên độ mềm mại, uyển chuyển của tác phẩm.

Bước 4: Sau công đoạn thúc, nghệ nhân sẽ chuyển qua giai đoạn tỉa từng chi tiết

Bước 5: Sau khi hoàn thành công đoạn thúc và tỉa các chi tiết, tranh sẽ được gỡ ra khỏi bàn trám, sau đó hơ lửa để lớp xi trên tấm đồng sẽ chảy ra, từ đó tấm đồng cũng mềm hơn giúp cho công đoạn làm phẳng tranh được dễ dàng.

Bước 6: Tranh sẽ được chuyển qua công đoạn mài trơn, làm bóng tấm đồng và tiến hành hoàn thiện theo yêu cầu của khách hàng như: mạ vàng, dát vàng, tô màu,…

Bước 7: Tiến hành phủ lớp 2k bảo vệ và ghép tranh vào khung gỗ – kính, như vậy sản phẩm tranh chữ đồng đã được hoàn thiện.

Ý nghĩa tranh chữ bằng đồng không phải ai cũng biết
Tranh chữ tâm bằng đồng

Một số mẫu tranh chữ bằng đồng phổ biến hiện nay

Tranh chữ Phúc: chữ phúc mang ý nghĩa may mắn, sung túc, hạnh phúc, ấm no. Treo tranh chữ phúc có ý nghĩa đón phúc khí vào nhà, gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc, yên ấm, cha mẹ mạnh khỏe, con cháu thành đạt.

Tranh chữ Tâm: tranh chữ tâm hướng con người tới cái thiện, tu thân, dưỡng tính, sống tích cực, làm điều thiện, không tham lam, sân si, đối tốt với mọi người xung quanh, từ đó cuộc sống cũng sẽ yên ấm, hạnh phúc.

>> Xem thêm: Tuyển Tập 9+ Tranh Chữ Tâm Thư Pháp Đẹp Nhất Mọi Thời Đại

Tranh chữ Đức: chữ đức mang ý nghĩa hướng con người ta đến cách sống nhân văn, nhắc nhở bản thân và mọi người xung quanh tu dưỡng đạo đức, có tấm lòng bao dung độ lượng, làm nhiều việc tốt để tích đức cho bản thân và con cháu sau này.

Tranh chữ An: mang ý nghĩa cầu mong cuộc sống an nhiên, bình an, không tranh đấu, sân si, tham lam, hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ.

Tranh chữ Lộc: mang ý nghĩa vừa cầu tiền tài, của cải, vật chất, vừa có ý nghĩa ước mong sự may mắn, thuận lợi và những điều tốt lành. Treo tranh chữ lộc trong nhà sẽ giúp gia chủ có được cuộc sống sung túc, giàu sang, thịnh vượng, luôn gặp được những điều may mắn.

Ý nghĩa tranh chữ bằng đồng không phải ai cũng biết
Tranh chữ thọ bằng đồng

Tại sao nên chọn tranh chữ bằng đồng?

Tranh chữ bằng đồng được chế tác thủ công bởi đôi bàn tay khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ của những nghệ nhân dày dạn kinh nghiệm. Chất liệu được sử dụng là đồng nguyên tấm, dày 8 dem, vì vậy các bức tranh có bề mặt bằng phẳng, nhẵn mịn, hoàn toàn không có lỗ thủng, không chắp vá hay cong vênh. Thêm vào đó, tranh còn được phủ một lớp 2k giúp bảo vệ bề mặt khỏi tác động của môi trường, vừa tăng độ thẩm mỹ cho sản phẩm. Chính vì thế, tranh có độ bền vượt trội, tính thẩm mỹ cao, là lựa chọn tuyệt vời đối với mỗi khách hàng có nhu cầu mua tranh chữ để trưng bày hay làm quà tặng.

>>Xem thêm: Phòng Khách Nên Treo Chữ Gì Để Thu Hút Quý Nhân Và Tài Lộc?

Để lựa chọn cho không gian nhà mình những mẫu tranh chữ bằng đồng đẹp, chất lượng, hãy đến với đồ đồng DUNG Quang Hà, không chỉ tranh chữ, tại đây chúng tôi có đầy đủ các mẫu tranh đồng khác, đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng. Liên hệ tới hotline 0944 58 1111 để được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất.

—-

Vì sao chọn Đồ Đồng Dung Quang Hà ?

Giao hàng nhanh nhất, giá rẻ nhất

Miễn phí giao hàng Hà Nội, Nam Định, hỗ trợ đến 50% phí vận chuyển toàn quốc

Sản phẩm độc quyền, thiết kế sản xuất mẫu mã độc đáo và tinh xảo nhất

Thương hiệu Việt, sản phẩm đúc tại làng nghề truyền thống

Cam kết đồ đồng cao cấp, bảo hành lên tới 20 năm

———

Cơ sở sản xuất trực tiếp

Tư vấn hỗ trợ chi tiết 24/7

Ship toàn quốc, giao hàng tận nơi, phục vụ tận tâm

———–

Để đặt hàng Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Cửa hàng theo địa chỉ:

  • 663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Hotline/Zalo: 0944.58.1111  Telephone: 02466.747.666
  • Trang web: https://dungquangha.com
  • Email:  ducdongdungquangha@gmail.com

Chia sẻ: