Tục lệ thờ cúng hình tượng Đạt Ma Tổ Sư được hình thành từ lâu, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bày trí tượng Ngài như thế nào cho chuẩn phong thủy. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc 3 vị trí tốt nhất đặt tượng Đạt Ma Tổ Sư, mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Tìm hiểu về Đạt Ma Tổ Sư
Đạt Ma Tổ Sư hay còn được gọi với tên khác là Bồ Đề Đạt Ma dịch tiếng Việt là Giác Pháp. Đạt Ma Tổ Sư là người Ấn Độ, trên hành trình tu hành của mình, Ngài đã từng đặt chân đến Trung Quốc. Ngài là người sáng lập ra môn phái Thiền học và võ thuật, Ngài còn là một trong những vị Bồ Đề truyền giáo cho người dân, giúp họ tu tập thành chánh quả và giải thoát bản thân khỏi bể khổ trần gian.
Để nói về nguồn gốc, xuất thân chính thống của Tổ Sư Đạt Ma thì không có nhiều, chủ yếu là các truyền thuyết được truyền từ đời này sang đời khác. Tại Trung Quốc, có 2 truyền thuyết về Ngài. Ở Ấn Độ, người ta cho rằng Ngài là tam thái tử của vua Pallava Tamil xứ Kanchipuram. Ở Nhật Bản, người dân tin rằng Đạt Ma Tổ Sư đến từ đất nước Ba Tư.
Trong số đó, truyền thuyết của người Trung Hoa vẫn được lưu truyền và coi là đáng tin cậy nhất.
Hình tượng của Đạt Ma Tổ Sư
Đạt Ma Tổ Sư có tất thảy 6 hình tượng, mỗi hình tượng lại mang một ý nghĩa và truyền thuyết khác nhau:
Hình tượng Đạt Ma Tổ Sư và chiếc giày
Hình tượng Đạt Ma Tổ Sư và chiếc giày được xem là hình tượng nổi tiếng nhất của Ngài. Theo truyền thuyết kể lại rằng, một vị tăng nhân khi đang hành hương ở Ấn Độ đã gặp Bồ Đề Đạt Ma trên núi Hùng Nhĩ, tay Ngài đang cầm một chiếc giày và đang quay trở về Ấn Độ. Điều mà đáng chú ý ở đây chính là Ngài đã viên tịch được 3 tháng.
Khi vị tăng này tới Trung Quốc, mở áo quan của Ngài ra thì không thấy gì, chỉ thấy một chiếc dép. Truyền thuyết này tuy mang đầy màu sắc thần bí nhưng vẫn được lưu truyền cho tới nay.
Thông qua truyền thuyết này, người đời cho rằng: đời người khi mất đi chỉ còn cát bụi, Tổ Sư Đạt Ma khi viên tịch mang theo một chiếc giày là sự biểu trưng cho giác ngộ. Trong đó, chiếc giày ở lại phần mộ của Ngài là lưu dấu của người khi còn sống, nhưng dấu vết đó cũng tùy duyên mà hiện hữu hay tuyệt diệt. Còn chiếc giày mà Ngài mang đi là biểu tượng của sự giác ngộ.
Như vậy, qua truyền thuyết Tổ Sư Đạt Ma và chiếc giày gửi gắm ngụ ý rằng: con người khi muốn giải thoát thì cần loại bỏ hoàn toàn tham – sân – si, không vấn vương trần thế thì mới có thể đến được cõi Tây Thiên.
Hình tượng Đạt Ma Tổ Sư quá hải
Hình tượng này được bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ giữa Đạt Ma Tổ Sư và Lương Vũ Đế. Vì Ngài không thể giác ngộ được Lương Đế Vũ, nên đã dùng nhành cỏ để làm cầu bước qua sông Trường Giang.
Hình ảnh này nhắc nhở con người cần có ý chí, kiên định nếu muốn bước vào con đường giác ngộ. Đối với việc tu hành hay giác ngộ thì đều cần ý chí kiên cường, tinh thần mạnh mẽ, một lòng tu hành thì mới có thể vượt qua khó khăn, tu thành chánh quả.
Hình tượng Đạt Ma Tổ Sư xuất quyền
Hình tượng này gắn liền với truyền thuyết Đạt Ma Tổ Sư truyền bá thế võ cho sư chùa Thiếu Lâm. Tổ Sư Đạt Ma khác với những vị Phật, Bồ Tát khác, không mang sắc diện hiền từ, trang nghiêm mà gương mặt mang tinh thần chiến đấu, mạnh mẽ.
Khi Ngài tu hàng ở chùa Thiếu Lâm, Ngài đã sáng lập ra bộ môn võ thuật để rèn luyện sức khỏe, tự vệ và chống lại thú dữ.
Từ hình ảnh đó, ta có thể thấy được nét đẹp mạnh mẽ, ý chí kiên cường của Tổ Sư Đạt Ma.
Hình tượng Đạt Ma Tổ Sư khất thực
Khất thực là hành động hầu hết người tu hành cũng cần thực hiện để giác ngộ chân lý và tu thành chánh quả.
Hình ảnh Đạt Ma Sư Tổ khất thực mang ý nghĩa nhắc nhở người tu hành cần phải luôn kiên nhẫn, tránh xa những cám dỗ, tu tâm dưỡng tính thì mới có thể đạt được thành quả viên mãn.
Hình tượng Đạt Ma Tổ Sư ngồi thiền
Hình tượng Đạt Ma Tổ Sư ngồi thiền cũng là một hình tượng đặc trưng của Ngài.
Hình tượng này gắn liền với truyền thuyết gặp gỡ của Ngài với vua Lương Vũ. Sau khi truyền đạo cho nhà vua nhưng không thành, Ngài liền lên núi Trung Sơn, quay mặt vào vách núi và thiền suốt 9 năm liên tục.
Chính vì thế, hình tượng Ngài ngồi thiền mang ý nghĩa tượng trưng cho tinh thần truyền đạo không ngừng, phải thực sự bền bỉ thì mới có thể đạt được cảnh giới cao nhất.
Hình tượng Đạt Ma Tổ Sư ngồi thiền nhắc nhở con người luôn phải mở rộng tấm lòng nhân đạo, thành kính hướng đạo nếu muốn trở thành một người tu hành đắc đạo.
Hình tượng Đạt Ma Tổ Sư đứng dưới gốc cây tùng
Đây được xem là hình tượng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự vững chãi và kiên định, khi tu hành phải luôn giữ vững tâm trước những lời cám dỗ như tiền tài, danh vọng,…
Hình tượng Đạt Ma Tổ Sư đứng dưới gốc cây tùng chính là sự tĩnh tâm, tâm có sáng thì mới có thể tu thành chánh quả, mới thấy được hạnh phúc, bình an trong đời thường.
Hướng dẫn bày trí tượng Đạt Ma Tổ Sư
Với những ý nghĩa và hình tượng khác nhau của Đạt Ma Tổ Sư thì người ta tin rằng, thờ tượng Ngài ở nhà sẽ giúp mang lại những điềm lành. Tuy nhiên, việc đặt tượng Đạt Ma Tổ Sư tại gia không hề đơn giản.
Khi đặt tượng Đạt Ma Tổ Sư trong nhà đúng vị trí phong thủy sẽ mang lại điềm lành, giúp lan tỏa năng lượng mạnh mẽ, nhờ đó sẽ đem lại may mắn, bình an cho gia chủ. Tuy nhiên, nếu như đặt sai cách thì sẽ mang tới nhiều điềm xấu, vì vậy, không nên tùy tiện đặt tượng ở bất kì vị trí nào.
Hướng dẫn đặt tượng Đạt Ma Tổ Sư trong phòng khách
Phòng khách là vị trí sang trọng, sáng sủa để dễ dàng chiêm ngưỡng tượng, giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Bên cạnh đó, phòng khách còn là nơi tiếp cận nguồn năng lượng, đặt tượng Đạt Ma Tổ Sư ở vị trí này sẽ giúp ngăn chặn những nguồn năng lượng xấu, tránh uế khí, bảo vệ gia đình. Chính vì những lý do trên, phòng khách chính là vị trí phù hợp hàng đầu để bày trí tượng Đạt Ma Tổ Sư.
Nên đặt tượng ở những vị trí cao như bàn, tủ, kệ, tuyệt đối không đặt tượng trực tiếp xuống đất làm ô uế tượng.
Hướng dẫn đặt tượng Đạt Ma Tổ Sư trong phòng làm việc
Bên cạnh việc đặt tượng Đạt Ma Tổ Sư trong phòng khách, thì việc đặt tượng Ngài ở phòng làm việc cũng là một lựa chọn vô cùng phù hợp.
Người ta cho rằng, đặt tượng Đạt Ma Tổ Sư ở phòng làm việc sẽ giúp tăng may mắn, sự kiên định, đem lại năng lượng tốt, tránh được sự hãm hại của tiêu nhân, từ đó công việc thuận lợi, sự nghiệp thăng tiến, phát triển.
>> Xem thêm: Tượng Phật để bàn làm việc và những điều nhất định phải biết
Hướng dẫn đặt tượng Đạt Ma Tổ Sư trên xe ô tô
Ngoài những không gian như phòng khách, phòng làm việc thì gia chủ cũng có thể đặt tượng Đạt Ma Tổ Sư trên xe ô tô.
Tượng sẽ mang tới nhiều may mắn, bình an, tránh được những rủi ro không may khi điều khiển phương tiện.
Những lưu ý khi thỉnh tượng Đạt Ma Tổ Sư
Tượng Đạt Ma Tổ Sư là một bức tượng tâm linh – phong thủy – tôn giáo, vì vậy, được rất nhiều người lựa chọn để bày trí. Tuy nhiên, gia chủ cần lưu ý một số điều để khi trưng bày sẽ đạt được những hiệu quả tốt nhất:
- Tuyệt đối không bày trí tượng trực tiếp xuống sàn, hay bày trí ở những nơi như phòng bếp, phòng ngủ, gầm cầu thang,…
- Không đặt tượng hướng vào phòng bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ, ….
- Không đặt tượng ở gần vị trí cửa ra vào, ồn ào, nhiều người qua lại bởi như thế sẽ ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm của tượng mà cũng có thể gây ra sự va đập, hư hỏng tượng.
Trên đây là hướng dẫn bày trí tượng Đạt Ma Tổ Sư, hy vọng bài viết đã mang tới những kiến thức bổ ích cho quý bạn đọc.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về các mẫu tượng đồng, hãy liên hệ tới đồ đồng DUNG Quang Hà theo hotline 0944 58 1111 để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.
> Xem thêm: 9+ Bức Tượng Phật Nhỏ Trang Trí Giúp Tĩnh Tâm An Lạc
—-
Vì sao chọn Đồ Đồng Dung Quang Hà ?
Giao hàng nhanh nhất, giá rẻ nhất
Miễn phí giao hàng Hà Nội, Nam Định, hỗ trợ đến 50% phí vận chuyển toàn quốc
Sản phẩm độc quyền, thiết kế sản xuất mẫu mã độc đáo và tinh xảo nhất
Thương hiệu Việt, sản phẩm đúc tại làng nghề truyền thống
Cam kết đồ đồng cao cấp, bảo hành lên tới 20 năm
———
Cơ sở sản xuất trực tiếp
Tư vấn hỗ trợ chi tiết 24/7
Ship toàn quốc, giao hàng tận nơi, phục vụ tận tâm
———–
Để đặt hàng Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Cửa hàng theo địa chỉ:
- 663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Hotline/Zalo: 0944.58.1111 Telephone: 02466.747.666
- Trang web: https://dungquangha.com