663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Tìm kiếm
Tìm kiếm

Thay Bát Hương cũ vào ngày nào là tốt nhất theo phong thủy

Thay bát hương mới cho bàn thờ gia tiên khi mà bát hương đã quá cũ hoặc hỏng hóc là một việc vô cùng cần thiết. Người đời tin rằng việc thay bát hương mới cần phải được thực hiện đúng ngày, chuẩn phong thủy thì mới có thể mang lại may mắn, bình an thịnh vượng và những điều tốt lành cho gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nên thay bát hương cũ vào ngày nào tháng nào trong năm và thay như thế nào cho đúng và chuẩn phong thủy nhất? Hiểu được những điều này, hôm nay trong bài viết chủ đề lần này, Đồ Đồng Dung Quang Hà sẽ giải đáp những thắc mắc đó, đồng thời hướng dẫn gia chủ cách thay bát hương cũ chuẩn xác nhất nhé. Kính mời quý gia chủ cùng theo dõi!

1. Khi nào cần thay bát hương mới?

Việc bốc lại bát hương chỉ phải thực hiện khi gia đình có nhu cầu gộp hay tách bát hương, các vấn đề liên quan đến bát hương cũ bị hỏng cần thay hoặc khi về nhà mới.

Thay Bát Hương Cũ Vào Ngày Nào

Trường hợp đối với những bát hương đã linh ứng hay được các thầy pháp, chuyên gia phong thủy hoặc do gia chủ tiến hành bốc mà gia đình yên ấm, không xảy ra vấn đề phiền phức gì thì cũng không nhất thiết phải bốc lại. Gia chủ có thể tiến hành tỉa chân hương thường xuyên sao cho bát hương luôn được gọn gàng, chỉn chu là được. Đặc biệt trong các ngày lễ Tết, khi tiến hành dọn dẹp bao sái bàn thờ, các vật phẩm bộ lư thờ bằng đồng, bộ tam sự bằng đồng, bộ đỉnh thờ ngũ sự bằng đồng, đỉnh thờ,… chuẩn bị đón năm mới thì gia chủ cũng không nhất thiết phải bốc lại bát hương.

>>>> XEM NGAY: Thay Bát Hương Mới Vào Tháng Nào Trong Năm Là Tốt Nhất?

2. Thay bát hương cũ vào ngày nào là tốt nhất?

Người xưa có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” do đó việc xem ngày nào tốt để bốc bát hương cũng rất quan trọng. Bởi đây là công việc tâm linh nên cần chọn được ngày tốt, ngày đẹp để tiến hành nhằm giúp mọi việc có thể diễn ra một cách hanh thông, suôn sẻ nhất. Đồng thời đón cát, tránh hung, rước tài lộc, may mắn, phúc phần về với gia đạo trong dịp năm mới.

Để chọn ngày tốt thay bát hương cũ gia chủ cần đảm bảo các yếu tố sau:

2.1. Ngày đẹp để bốc và thay bát hương cũ

  • Các ngày đẹp để bốc và thay bát hương mới phải là những ngày có các sao tốt hội chiếu, đó là ngày: Đại An, Tiểu Cát và Tốc Hỷ.
  • Gia chủ nên tránh thay bát hương mới vào các ngày: Tam Nương, sát Chủ, Nguyệt Kỵ và đặc biệt không bốc bát hương vào ngày Không vong.
  • Ngày tốt phải là ngày hợp với tuổi gia chủ, là ngày tài lộc, quý nhân theo tuổi của chủ nhà.
Thay Bát Hương Cũ Vào Ngày Nào
Ngày đẹp để bốc và thay bát hương cũ

>>>> XEM THÊM: Hướng Dẫn Cách Thay Bát Hương Thần Tài Cũ Chuẩn Phong Thủy

2.2 Giờ tốt để bốc và thay bát hương cũ 

  • Gia chủ nên chọn giờ hoàng đạo trong ngày, bởi theo phong thủy nếu bốc bát hương vào những giờ đó thì sẽ càng viên mãn, tài lộc dồi dào. 
  • Nếu gia chủ không chọn được ngày tốt trong tháng để bốc bát hương thì có thể chọn giờ hoàng đạo trong ngày để bốc.
Thay Bát Hương Cũ Vào Ngày Nào
Giờ tốt để bốc và thay bát hương cũ

Chú ý để mọi việc được suôn sẻ thì sau khi bốc và thay bát hương mới gia chủ không được đập vỡ hay sử dụng nó làm vật dụng mà phải đem thả trôi sông cùng chân hương đã tỉa đi.

2.3. Chọn ngày đẹp để thay bát hương cũ mang đến lợi ích gì? 

Tâm lý của gia chủ được thoải mái bởi việc chọn ngày tốt để bốc và thay mới bát hương giúp cho linh hồn của gia tiên những người đã khuất an vị, mát mẻ sạch sẽ và khang trang hơn. Cụ thể, khi xem ngày tốt để bốc bát hương gia chủ sẽ nhận được nhiều tài lộc và sự phù hộ của tổ tiên. Ngày tốt để bốc bát hương sẽ là ngày có sự giao thoa giữa những nguồn năng lượng tốt giúp linh hồn tổ tiên cảm nhận được sự hiếu thuận của con cháu, ở thế giới bên kia họ sẽ phù hộ cho gia trung luôn được bình an và gặp nhiều may mắn. 

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Những kiêng kỵ khi đặt bàn thờ thần tài để tránh hao tài lộc

3. Cách thay bát hương cũ đúng chuẩn phong thủy

Đầu tiên, gia chủ hoặc người đại diện làm một mâm cúng chay để bốc và thay bát hương cũ. Về mâm cúng chay để bốc bát hương gia chủ cần chuẩn bị:

  • Mâm ngũ quả theo phong tục của mỗi vùng miền, địa phương
  • Chè Xôi 12 chén
  • Rau đậu và canh chay và 3 bát cơm.

Mâm cúng chay giúp gia chủ có thể đại diện gia đình cầu khấn xin phép gia tiên, tổ họ và thần Phật được phép thay mới và bốc lại bát hương. Đây được xem như là việc làm thể hiện sự kính trọng đối với chư vị của gia đình, nếu như bỏ qua bước này thì có thể thấy gia chủ đang trực tiếp xem thường truyền thống kính trên nhường dưới bao đời của dân tộc khi không xin phép các cụ mà đã chủ động dời và thay bỏ bát hương, điều này được xem như là một điều úy kỵ trong thờ cúng tâm linh.

Thay Bát Hương Cũ Vào Ngày Nào

Sau khi cúng xong thì gia chủ bắt đầu tiến hành việc rút tỉa chân nhang và lấy bát hương cũ xuống. Gia chủ lấy cốt bát hương ra và phân loại sạch sẽ, sau đó mang đi hóa. Đối với bát hương cũ thì gia chủ có thể mang thả xuống sông, bỏ dưới gốc cây hoặc mang hóa trên chùa.

Quy trình thay bát hương cũ sẽ bao gồm các bước sau: 

  • Chuẩn bị bát hương: Gia chủ mua bát hương mới về để thay thế cho bát hương đã cũ trên bàn thờ. Để việc thờ cúng được trọn vẹn và viên mãn nhất tránh phải thay đi thay lại bát hương nhiều lần gia chủ nên lựa chọn các sản phẩm chất lượng ví dụ như bát hương bằng đồng sẽ cho độ bền vĩnh cửu với thời gian, không lo tình trạng rơi vỡ sứt mẻ, đồng thời việc vệ sinh cũng tương đối dễ dàng. 
  • Vệ sinh bát hương khi mua về trước khi tiến hành bốc bát hương: Gia chủ không nên dùng nước lã để lau rửa bát hương mà tốt nhất là dùng rượu trắng đun sôi với vài lát gừng giã nhỏ. Cách làm này vừa để trừ tà và cũng là tẩy đi các vết bụi bẩn bám trên bát hương mới. Sau đó gia chủ dùng khăn khô sạch để lau khô lại.
Thay Bát Hương Cũ Vào Ngày Nào
Quy trình thay bát hương cũ chi tiết
  • Chuẩn bị cốt bát hương: Tro nếp gia chủ có thể tự mua ở cửa hàng bán hàng mã hoặc có thể tự làm bằng việc đốt rơm để lấy tro. Nếu không có tro thì gia chủ có thể dùng cát trắng, nhưng dùng tro nếp là tốt nhất vì tạo thuận lợi cho việc cắm hương. Còn thất bảo cho cốt bát hương là một gói nhỏ màu đỏ bao gồm: thiết vàng, thiết bạc, ngọc quý, đá quý… Không nên dùng hạt nhựa, lá bùa chú để làm thất bảo. Việc dùng thất bảo là để giúp tăng thêm tài lộc may mắn trong phong thủy. 
  • Sau khi cúng nhập trạch thì gia chủ sẽ tiến hành bốc bát hương cho bàn thờ gia tiên: Gia chủ trước hết phải rửa tay thật sạch bằng rượu gừng. Khi bốc bát hương thì gia chủ nên nắm từng nắm tro để cho vào và không nên ấn chặt hoặc nén tro xuống bát hương. Sau khi tro được nửa bát hương thì gia chủ cho Thất bảo vào và làm đến khi đầy miệng bát hương. Trước khi bốc bát hương đồng nào đi nữa thì gia chủ cũng cần phải khấn để xin với ông bà tổ tiên: “Gia chủ con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên/bà cô ông mãnh…)”. Thông thường khi bốc bát hương cho bàn thờ gia tiên thì sẽ bao gồm 3 bát hương nên gia chủ phải để riêng ra để tránh nhầm lẫn giữa bát hương gia tiên, thần linh và bà cô ông mãnh.
Thay Bát Hương Cũ Vào Ngày Nào
  • Dâng bát hương lên bàn thờ gia đình: Sau khi đã bốc bát hương gia chủ có thể đặt bát hương đồng lên ban thờ. Đối với bàn thờ gia tiên thì bát hương thần linh sẽ được đặt ở chính giữa, bát hương bà cô ông mãnh tổ đặt ở tay trái và bát hương gia tiên ở bên tay phải hướng nhìn từ trong ra. Lưu ý sau khi rút gia chủ có thể để lại 5,7,9,.. chân nhang để cắm lại lên bát hương, những chân hương còn lại nên đốt đi và thả tro xuống sông suối hoặc chôn xuống đất.

Gia chủ chỉ cần làm theo những bước giống như trên là mọi chuyện sẽ ổn thỏa và đúng với lễ nghi phong tục văn hóa tâm linh Việt. Trên đây cũng là những chia sẻ của Đồ Đồng Dung Quang Hà về việc thay bát hương cũ vào ngày nào, hy vọng đã mang đến cho quý gia chủ những thông tin hữu ích. Nếu còn có bất kỳ băn khoăn thắc mắc nào gia chủ có thể để lại bình luận ở phía dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0944.58.1111 để được các chuyên viên giải đáp nhanh nhất nhé!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Chia sẻ: