663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Tìm kiếm
Tìm kiếm

Lắp đặt tượng anh Hùng Nguyễn Trung Trực tại đình thờ Nguyễn Trung Trực – Cửa Cạn – Phú Quốc – Kiên Giang

Nguyễn Trung Trực là ai?

Nguyễn Trung Trực (chữ Hán: 阮忠直; 1839 – 1868) là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ, Việt Nam. Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực.

Lắp đặt tượng anh Hùng Nguyễn Trung Trực tại đình thờ Nguyễn Trung Trực - Cửa Cạn - Phú Quốc - Kiên Giang

Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát).

Cuộc đời của Nguyễn Trung Trực

Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phải phiêu bạt vào Nam, định cư ở xóm Nghề (một xóm trước đây chuyên nghề chài lưới), làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ. Không rõ năm nào, lại dời lần nữa xuống làng Tân Thuận, tổng An Xuyên.(nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau). Cuộc đời của cụ gắn với hai sự kiện nổi tiếng trong các phong trào chống Pháp lúc bấy giờ.

Sự nghiệp của Nguyễn Trung Trực

Trận đầu tiên diễn ra vào năm 1861 trên vàm Nhựt Tảo (huyện Tân Trụ, tỉnh Long An ngày nay). Cụ và các nghĩa binh là nông dân giả làm đám rước dâu trên sông để tiếp cận và đốt cháy tàu L’Esperance của quân Pháp. Chiến công này làm dấy lên phong trào chống Tây ngay sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ vào ngày 25-2-1861.

Tiếng tăm của Nguyễn Trung Trực vang dội, làm binh lính Pháp phải dè dặt. Nhậm chức Lãnh binh, Nguyễn Trung Trực đưa quân về hoạt động ở các tỉnh miền Tây. Cụ đưa quân về trấn giữ Hà Tiên nhưng chậm một bước so với quân Pháp. Thay vì phải trở ra Bình Thuận theo lệnh triều đình, Nguyễn Trung Trực đưa quân xuống khu vực sông Cái Lớn (Kiên Giang) để chờ thời cơ. Uy tín của cụ đã lan rộng nên dễ dàng tập hợp được người yêu nước trong cộng đồng Kinh-Hoa-Khmer ở địa phương.

 Nguyễn Trung Trực luôn kiên trì kháng chiến

Trận thứ hai diễn ra vào lúc 4 giờ sáng 16-6-1868, Nguyễn Trung Trực dẫn quân xuất phát từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang, gây hoang mang trong quân lính Pháp. Sau đó, cụ kéo quân về Hòn Chông-Kiên Lương rồi ra Phú Quốc để tiếp tục chiến đấu.

Lắp đặt tượng anh Hùng Nguyễn Trung Trực tại đình thờ Nguyễn Trung Trực - Cửa Cạn - Phú Quốc - Kiên Giang

Về sau, thi sĩ Huỳnh Mẫn Đạt quê ở Rạch Giá đã nhắc đến cụ qua hai câu thơ ghi lại hết công trạng của ông tại Long An và Kiên Giang: “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa; Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.”

Nhưng quân Pháp quá mạnh, cuộc kháng chiến của Nguyễn Trung Trực sớm kết thúc. Không cam tâm để đồng đội bị đói khát, dân thường bị giết hại vô tội, cụ Nguyễn phải đầu hàng tại Phú Quốc

Sự hi sinh của Nguyễn Trung Trực

Sau khi đưa Nguyễn Trung Trực về Gia định tìm cách dụ dỗ không thành .Địch áp dải cụ về Kiên Giang .Sau đó, cụ bị xử chém đầu tại chợ Rạch Giá. Người dân nghe hung tin, nhất là người dân Tà Niên, đã tổ chức dệt chiếu trải cho cụ đứng khi bị xử tử.

Trước khi chết, cụ Nguyễn mở mắt nhìn bầu trời quê hương, nhìn những người cụ từng thọ ơn cưu mang cùng đồng đội trong thời gian qua. Cụ Nguyễn Trung Trực dõng dạt hô lớn: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.

Lắp đặt tượng anh Hùng Nguyễn Trung Trực tại đình thờ Nguyễn Trung Trực - Cửa Cạn - Phú Quốc - Kiên Giang

Sản phẩm được đúc tinh xảo và sắc nét toát lên nét oai hùng

Đồ đồng Dung Quang Hà chế tác tượng anh Hùng Nguyễn Trung Trực 

Đồ đồng Dung Quang Hà may mắn là đơn vị được đúc công trình tượng anh hùng Nguyễn Trung Trực. Công trình đúc tượng anh hùng Nguyễn Trung Trực được Đồ đồng Dung Quang Hà đảm nhận. Những người nghệ nhân đã lên bản thiết kế và đúc hoàn thiện sản phẩm với những đường nét chân thực và sắc nét. Bức tượng vị anh hùng trong tư thế sẵn sàng tuốt gươm chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm được đúc vô cùng tinh xảo. Với đội ngũ tận tâm đã nhanh chóng vận chuyển lắp đặt với khách hàng nhanh nhất và đảm bảo kỹ thuật an toàn. 

Lắp đặt tượng anh Hùng Nguyễn Trung Trực tại đình thờ Nguyễn Trung Trực - Cửa Cạn - Phú Quốc - Kiên Giang

Lắp đặt tượng anh Hùng Nguyễn Trung Trực tại đình thờ Nguyễn Trung Trực - Cửa Cạn - Phú Quốc - Kiên Giang

Sản phẩm hoàn thiện và lắp đặt tượng Nguyễn Trung Trực

Đồ đồng Dung Quang Hà với sự tín nhiệm của khách hàng, cửa hàng không ngừng cố gắng và phát triển tạo ra những sản phẩm tinh xảo và sắc nét. Sản phẩm đưa tới tay khách hàng đều được kiểm định khắt khe. Chúng tôi ngày một hoàn thiện hơn nữa và đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu. Cảm ơn quý khách hàng đã luôn đồng hành cùng Đồ Đồng Dung Quang Hà chúng tôi. Chúc Quý gia chủ luôn mạnh khoẻ phát đạt và thành công.

——-

Vì sao chọn Đồ Đồng Dung Quang Hà ?

 Giao hàng nhanh nhất, giá rẻ nhất

 Miễn phí giao hàng Hà Nội, Nam Định, hỗ trợ đến 50% phí vận chuyển toàn quốc

 Sản phẩm độc quyền, thiết kế sản xuất mẫu mã độc đáo và tinh xảo nhất

 Thương hiệu Việt, sản phẩm đúc tại làng nghề truyền thống

 Cam kết đồ đồng cao cấp, bảo hành lên tới 20 năm

———

Cơ sở sản xuất trực tiếp

Tư vấn hỗ trợ chi tiết 24/7

Ship toàn quốc, giao hàng tận nơi, phục vụ tận tâm

———–

Để đặt hàng Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Cửa hàng theo địa chỉ:

✽ 663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

✽ Hotline/Zalo: 0944.58.1111

✽ Website: https://dungquangha.com

✽ Email: ducdongdungquangha@gmail.com

Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!

Chia sẻ: