Mẹ Quan Âm là biểu tượng của lòng từ bi và sự che chở, luôn là điểm tựa tâm linh trong đời sống của người Việt. Việc cúng mẹ Quan Âm không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn mang ý nghĩa cầu nguyện cho bình an, sức khỏe và sự may mắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách cúng mẹ Quan Âm tại nhà sao cho đúng và trọn vẹn ý nghĩa. Trong bài viết này, Đồ Đồng Dung Quang Hà sẽ hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị và thực hiện nghi thức cúng mẹ Quan Âm, giúp bạn gửi gắm tấm lòng thành đến với Ngài một cách thành tâm.
>>>> XEM NGAY: 48+ Mẫu tượng Phật Quan Âm bằng đồng đẹp nhất 2025
1. Đôi nét về Phật Bà Quan Âm
Phật Quan Thế Âm Bồ Tát được xem là biểu tượng của lòng từ bi vô hạn, sự nhân hậu và cứu độ chúng sinh khỏi mọi khổ đau, bệnh tật. Bồ Tát không chỉ mang đến sự bình an, hạnh phúc mà còn là nguồn động viên tinh thần giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Chính vì vậy, trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, việc thờ Phật Quan Âm là được nhiều gia đình tôn kính.
Hình ảnh Phật Quan Âm luôn gắn liền với sự hiền hòa, từ bi, mang thông điệp nhắc nhở mỗi người sống thiện lương, biết sẻ chia và yêu thương. Do đó, việc thờ phụng Phật Quan Âm cũng là cách để cầu mong một cuộc sống an lành, hạnh phúc, đồng thời nuôi dưỡng tấm lòng hướng thiện trong mỗi cá nhân.
Bàn thờ Phật Bà Quan Âm không chỉ là nơi để bày tỏ lòng thành kính mà còn mang ý nghĩa cầu mong sức khỏe, tài lộc và may mắn. Mọi gia đình khi thờ Phật Quan Âm đều hy vọng được Phật Bà phù hộ cho cuộc sống gia đình luôn yên vui, đầy đủ và thịnh vượng.
>>>> XEM THÊM: Cách đặt tượng Phật Bà Quan Âm trong xe ô tô chuẩn nhất
2. Trên bàn thờ Phật Quan Âm cần những gì?
Trên bàn thờ Mẹ Quan Âm, thường bày biện nhiều vật phẩm thờ cúng, thể hiện lòng thành kính của gia chủ. Vì thế, việc chuẩn bị đầy đủ và chu đáo là điều vô cùng cần thiết. Các vật phẩm quan trọng thường gồm:
- Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát: Đây là hiện thân của Phật Bà, nếu không sử dụng tượng, bạn có thể thay thế bằng một bức ảnh của Bồ Tát.
- Lư hương: Được đặt chính giữa bàn thờ, cách mép bàn từ 10 đến 15cm. Đây là nơi dùng để thắp nhang dâng lên Phật Bà.
- Lọ hoa: Thường đặt một đôi ở hai bên bàn thờ, tượng trưng cho những ước nguyện tốt đẹp mà gia chủ mong muốn gửi đến Phật Bà.
- Nến hoặc đèn: Cũng được bày theo cặp, đặt phía trước lọ hoa. Ánh sáng từ nến hoặc đèn mang đến sự ấm áp và trang nghiêm cho không gian thờ cúng.
- Bộ kỷ chén: Sử dụng để đựng nước cúng, thường được đặt phía trước lư hương. Gia chủ có thể thay nước hàng ngày khi thắp nhang.
- Chuông gõ: Đặt bên phải bàn thờ. Sau khi cúng vái, gia chủ thường gõ ba tiếng chuông để thể hiện lòng kính ngưỡng.
Vào các dịp lễ, Tết quan trọng, gia chủ nên chuẩn bị thêm mâm lễ để dâng Phật Bà. Ngoài nhang đèn và hoa tươi, mâm lễ có thể bao gồm hoa quả chín, oản và xôi chè. Nhiều gia đình còn lựa chọn bàn thờ làm từ gỗ gõ để bày tỏ lòng hiếu kính với Mẹ Quan Âm.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Cách thỉnh Mẹ Quan Âm về thờ chuẩn nhất 2025
3. Cách cúng mẹ Quan Âm tại nhà
Dưới đây là những kinh nghiệm của Đồ Đồng Dung Quang Hà về cách cúng mẹ Quan Âm tại nhà:
3.1. Hướng đặt bàn thờ Phật Quan Âm
Hướng lý tưởng nhất để đặt bàn thờ Phật Quan Âm Bồ Tát là hướng ra các không gian mở như cửa chính, ban công, hoặc cửa sổ lớn. Điều này giúp đảm bảo tầm nhìn của Phật Bà không bị che khuất bởi sinh hoạt trong gia đình. Đồng thời, cần chọn hướng phù hợp với phong thủy để không gian thờ cúng luôn hài hòa, thuận lợi cho việc lễ bái thường xuyên.
3.2. Cách bày trí bàn thờ Phật Quan Âm
Trên bàn thờ, tượng Phật được đặt ở vị trí trung tâm, bên dưới chân tượng là bát hương. Phía sau tượng, hai bên là hai bình hoa và hai đĩa hoa quả. Hai bên bàn thờ là hai cây đèn, bên cạnh mỗi cây đèn là một ly nước. Lưu ý rằng bàn thờ Phật phải được lắp đặt chắc chắn, cố định và đặt ở vị trí cao.
Khi chọn mua tượng Phật Quan Âm, nên ưu tiên những cơ sở uy tín, chất lượng. Sau khi mua, bạn có thể gửi tượng đến chùa để được các sư thầy làm phép. Sau đó, thỉnh tượng về nhà, đặt lên bàn thờ và bắt đầu thắp hương cúng bái. Bàn thờ cần được giữ sạch sẽ và tạo không gian ấm cúng.
3.3. Ngày cúng Mẹ Quan Âm tại nhà
Việc cúng Phật Quan Âm Bồ Tát thường được chú trọng hơn vào các ngày rằm. Tuy nhiên, 3 ngày đặc biệt trong năm được gọi là ngày vía Quan Âm gồm:
- Ngày 12/2 âm lịch (ngày sinh của Phật Quan Âm)
- Ngày 19/6 âm lịch (ngày Quan Âm xuất gia)
- Ngày 19/9 âm lịch (ngày Quan Âm thành Phật)
Vào những ngày này, gia chủ nên chuẩn bị lễ vật chu đáo và thành tâm dâng hương để thể hiện lòng kính ngưỡng đối với Phật Bà.
>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Giải đáp thắc mắc: Nên thỉnh Mẹ Quan Âm ngồi hay đứng?
4. Bài khấn thỉnh Phật Bà Quan Âm tại nhà
Bài văn khấn Phật Bà Quan Âm tại gia đơn giản, đúng chuẩn. Sau khi đọc văn khấn, quý gia chủ có thể hóa vàng theo.
“Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! (Ba lạy)
- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương;
- Con Nam mô Đại từ, Đại bi, tầm thinh cứu khổ cứu nạn, Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát;
- Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.
Tín chủ con là: …………………………………………….. Tuổi: ……………
Ngụ tại: …………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày …… tháng ……. năm …………………….. (Âm lịch)
Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.
Cúi xin được Đại sỹ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành. Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát! (3 lần và 3 lạy).
>>>> XEM THÊM: Cúng Mẹ Quan Âm nên cúng trái cây gì để mang tài lộc?
5. Những lưu ý khi cúng mẹ Quan Âm tại nhà
Khi lập bàn thờ Quan Âm tại nhà, việc chuẩn bị chu đáo và tuân thủ các nguyên tắc là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là những điều cấm kỵ bạn cần tránh để đảm bảo gia đạo luôn bình an và không gặp điều xui xẻo:
- Không đặt bàn thờ ở nơi ẩm thấp, tối tăm hoặc ồn ào: Những vị trí này là những vị trí không phù hợp, dễ làm mất đi sự thanh tịnh và quấy nhiễu sự hiện diện của Phật Bà.
- Chỉ đặt một bức ảnh hoặc tượng Phật Bà duy nhất: Tuyệt đối không đặt nhiều tượng hoặc ảnh, và không bày chung tượng Quan Âm với các vị Phật khác trên cùng một bàn thờ.
- Không quay mặt tượng Quan Âm vào trong nhà hoặc đặt ở những nơi không sạch sẽ: Hướng đặt tượng Phật Quan Âm phải trang nghiêm, hướng ra không gian sáng sủa và sạch sẽ.
- Không để bàn thờ bị bụi bẩn: Phải thường xuyên lau dọn, tránh để bụi bẩn tích tụ lâu ngày mà không vệ sinh sạch sẽ.
- Không để tượng Phật nứt nẻ: Nếu tượng bị hỏng hoặc xuống cấp, cần nhanh chóng tôn tạo hoặc thay thế để giữ sự trang nghiêm.
- Không dọn dẹp bàn thờ mà không thắp nhang xin phép: Trước khi vệ sinh bàn thờ, gia chủ cần thắp nhang báo cáo và xin phép Phật Bà.
- Không dâng đồ mặn lên bàn thờ Phật Bà: Quan Âm chỉ thụ hưởng các món chay thanh tịnh, việc dâng đồ mặn không chỉ thiếu tôn trọng mà còn mang ý nghĩa sai lầm.
Việc thờ cúng mẹ Quan Âm tại nhà không chỉ là một nghi lễ tâm linh mà còn là cơ hội để mỗi người hướng về những giá trị cao đẹp của lòng từ bi và sự bình an. Hy vọng với những hướng dẫn cách cúng mẹ Quan Âm tại nhà, bạn sẽ thực hiện nghi thức cúng bái với lòng thành kính và tâm niệm hướng thiện chính nhất để đón nhận sự che chở và ban phước lành từ mẹ Quan Âm. Nếu bạn quan tâm đến những mẫu tượng Phật Quan Âm bằng đồng, hãy liên hệ ngay Đồ Đồng Dung Quang Hà để được tư vấn tận tâm nhất.