Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã đôi ba lần nghe qua về các vật phẩm đồ thờ bằng đồng như ngai thờ, khám thờ, hay bài vị,… nhưng sự thật lại ít người trong chúng ta có thể hiểu hết về ý nghĩa của ngai thờ, khám thờ trên bàn thờ gia tiên là gì cũng như ai được thờ khám thờ và những quy định bắt buộc cần phải nhớ. Khi thờ ngai thờ khám gia chủ cần chú ý những gì? Để có cho mình câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng Đồ Đồng Dung Quang Hà tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu đôi nét về ngai thờ khám thờ
Với quan niệm “trần sao âm vậy” con người khi mất đi rồi cũng cần một vị trí để ngự, dõi theo con cháu để phù hộ độ trì dù cho họ đã ở thế giới bên kia. Chính vì vậy, nên trong mỗi gia đình, dòng họ đều có một không gian riêng để thờ cúng ông bà, tổ tiên, cha mẹ với các phụ kiện đồ thờ cúng, trong đó, khám thờ, ngai thờ bằng đồng được coi là vật thờ linh thiêng chứng giám cho lòng thành của bao thế hệ con cháu trong dòng tộc.
1.1. Ngai thờ là gì?
Ngai thờ gia tiên hay còn gọi là ỷ thờ một vật phẩm đồ thờ có thiết kế với hình dáng tựa như chiếc ghế. Ngai thờ tượng trưng cho chiếc ghế cao nhất để ông bà tổ tiên có thể quan sát, chứng giám và phù hộ cho con cháu trong dòng tộc luôn được bình an, may mắn, công danh sự nghiệp thuận lợi. Bên cạnh đó, ngai thờ còn được xem là nơi an vị các Thánh thần ở Đình Đền, Miếu Mạo. Còn trong dòng họ thì là nơi ngự của Thùy Tổ đại tôn, với các nhà thờ Chi, Phái hay Cành, Nhánh thì thờ cụ tổ hay tiên tổ xa xưa cội nguồn của gia tộc, dòng họ, gia đình. Bên trong ngai thờ gia tiên, gia chủ có thể đặt bài vị bằng đồng nhằm lưu giữ sự hiện diện, có mặt của người đã khuất trong gia đình.
Ngày nay ngai thờ gia tiên có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau như từ gỗ tự nhiên hay những thanh đồng tinh khiết, tuy nhiên đặc sắc và được ưa chuộng hơn cả là những chiếc ngai thờ được đúc bằng đồng. Bởi những sản phẩm này thường có độ bền cao, vẻ đẹp hoàn mỹ với từng đường nét họa tiết chạm khắc vô cùng tinh xảo được ví như rồng bay phượng múa, cùng với đó là giá trị sử dụng trường tồn vĩnh cửu sánh ngang với thời gian năm tháng.
>>>> XEM THÊM: Ý Nghĩa Của Ngai Thờ Và Ỷ Thờ Trong Văn Hóa Tâm Linh Việt
1.2. Khám thờ là gì? Ai được thờ khám thờ?
Cũng tương tự như ngai thờ, khám thờ gia tiên cũng là một vật dụng quan trọng và cần thiết trên bàn thờ của mỗi gia đình. Khám thờ bằng đồng có hình dạng giống với ngai thờ tuy nhiên có thêm cửa mở ra đóng lại và bên trong đặt linh vị của tổ tiên. Và ngay chính giữa của khám thờ gia tiên có ghi chữ Thần Chủ tức là thờ từ bốn đời trở lên bao gồm cao, tằng, tổ và khảo.
Khám thờ thường được chế tác với chiếc mái chảy xuống hoặc mái chảy mui và được chạm khắc những hình ảnh cụ thể như hình song long chầu nguyệt hay những linh vật phong thủy quý hiếm kết hợp với các loại cây cỏ lạ mang đến cho không gian thờ cúng vẻ đẹp sang trọng và huyền bí. Bên cạnh đó hai bên cánh cửa của khám thờ gia tiên cũng được chạm khắc cực kỳ tinh xảo.
Khám thờ được đặt trên bàn thờ gia tiên mang ý nghĩa sâu sắc thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn của con cháu các thế hệ sau đối với những công đức sinh thành và dưỡng dục của ông bà tổ tiên. Do đó khi lựa chọn khám thờ gia tiên gia chủ cần phải lưu ý nhiều yếu tố và đặc biệt là những yếu tố liên quan đến độ bền, màu sắc cũng như sự hài hòa phù hợp với kích thước các vật phẩm đồ thờ cúng khác trên bàn thờ để có thể đem đến cho không gian thờ cúng một tổng thể hoàn mỹ. Và thường thì khi lựa chọn khám thờ gia tiên, người ta thường ưu tiên lựa chọn các sản phẩm được chạm khắc tinh xảo, tỉ mỉ từ chất liệu đồng.
2. Luật thờ ngai thờ khám và những quy định gia chủ cần ghi nhớ
2.1. Luật thờ ngai
Thờ ngai chỉ thờ dành riêng
Ông bà Tổ họ, Chi riêng nhà mình
Thờ ngôi ngai là đẹp xinh
Hai ngai nhỏ đúng luật trình trên ban.
Thờ chung không đúng luật sang
Ngai chỉ thờ một rõ ràng không hai (1 vong)
Còn lại thờ chung ngoài ngai
Không thờ thứ tự trên ngai ý trần
Theo phong tục truyền thống, ngai thờ gia tiên hầu như chỉ được dùng cho gia chủ là con trưởng Họ, trưởng Chi và con thứ thì không được dùng. Bởi mỗi dòng họ chỉ có thể có một ngai thờ tổ tiên duy nhất và được truyền từ đời này sang đời khác. Vậy những gia chủ là con thứ không được thờ ngai thì có thể dùng đồ thờ gì thay thế không? Theo các chuyên gia phong thủy tâm linh, đối với các gia đình con thứ thì có thể dùng khám thờ hoặc ỷ thờ để thay thế cho ngai thờ gia tiên.
2.2. Luật thờ khám
Ban thờ to đẹp, đàng hoàng
Phải xây chắc chắn, phải làm uy nghi
Mới đúng theo luật Thiên ghi
Ngôi khám thờ được ghi chung tên hồn.
Thờ hồn mãi mãi trường tồn
Đời này, đời khác có hồn Gia tiên
Đó là luật Trời dành riêng
Cho người trần thế thờ cúng tại nhà
Nhà thờ Tổ, nhà thờ Chi
Gia tiên cũng được thờ chung khám cùng
Trên ban được thờ ung dung
Giữa khám thờ chính vong cụ Ông, cụ Bà
Hồn người cao bậc nhất gia
Cung trái vào nhà thờ bậc thứ hai
Cung phải vào nhà hả hài
Thờ chung tất cả hồn linh gia đình
Những vong nhỏ bé thật tình
Gia tiên nhà mình từ trước tới sau.
Luật thờ ngai thờ khám quy định gia chủ đều được thờ Thánh, thờ Thần. Ngai đại thờ Thánh và ngai trung thờ Thần. Thánh thờ khám to và có thể thờ chung mấy vị Thánh cũng được. Ngoài ra, khám thờ được thờ chung, hồn cao của Tổ thờ gian giữa, con cháu các gian hai bên đều được và các cậu bé cô bé là con các cụ không phải thờ riêng.
3. Cách đặt ngai thờ khám thờ trên bàn thờ gia tiên chuẩn nhất
Ngai thờ và khám thờ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đồng thời cũng là nơi an vị của ông bà gia tiên trên bàn thờ chính vì thế cần phải đặc biệt chú ý đến vị trí khi bài trí. Gia chủ có biết ngai thờ và khám thờ nên đặt như thế nào cho đúng chuẩn chưa?
Trước hết cần lưu ý đặt ngai thờ và khám thờ gia tiên ở vị trí cao nhất trên bàn thờ đồng thời nên đặt ở vị trí chính giữa. Bên trong ngai thờ có đặt bài vị tượng trưng cho sự hiện diện của người đã mất. Chính vì vậy mà gia chủ cần chú ý làm sao hợp hướng hợp phong thủy để tránh những đại họa và những điều cấm kỵ khi trưng bày trên bàn thờ gia tiên nhé!
- Tránh đặt ngai thờ và khám thờ hương úp vào bên trong
- Không đặt ngai thờ và khám thờ ngang với bát hương
- Không đặt ngai thờ và khám thờ ngang với tượng phật
- Thường xuyên vệ sinh ngai thờ và khám thờ không bám bụi trần
Trên đây là những chia sẻ của Đồ Đồng Dung Quang Hà về ý nghĩa của ngai thờ, khám thờ những vật phẩm quan trọng trên bàn thờ gia tiên và ai được thờ khám thờ. Hy vọng với luật thờ ngai thờ khám đã giúp quý gia chủ hiểu được phần nào cách sử dụng ngai thờ và khám thờ, với vai trò của gia chủ trong gia đình thì nên sử dụng vật phẩm nào cho phù hợp nhất. Nếu còn có bất cứ băn khoăn thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 0944.58.1111 để được các chuyên viên giải đáp nhanh và chính xác nhất nhé!