663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Tìm kiếm
Tìm kiếm

Trống đồng – linh vật biểu tượng cho văn hoá của người Việt Nam

Trống đồng – linh vật biểu tượng cho văn hoá của người Việt Nam

Trống đồng – linh vật biểu tượng cho văn hoá của người Việt Nam

Được xuất hiện từ thời đại Hùng Vương, trải qua hàng nghìn năm lịch sử với những thay đổi và biến chuyển. Trống đồng như một linh vật chứng kiến cho những thay đổi lịch sử của người dân Việt Nam. Ngày nay, nhắc đến trống đồng người ta vẫn hình dung đến nét đẹp của những nền văn hóa trên lãnh thổ Việt. Cũng vì thế mà nó trở thành một món quà, đồ trang trí nhằm giới thiệu nét đẹp với du khách quốc tế, thể hiện sự hiểu biết về văn hóa dân tộc.
>>> Ý nghĩa ẩn chứa trong hoa văn, họa tiết trên mặt trống đồng

Xuất hiện từ thời đại Hùng Vương, là biểu hiện nền văn hóa lúa nước

Đây là kết luận có căn cứ của nhiều nhà khảo cổ học, nghiên cứu lịch sử. Tại Việt Nam đã tìm thấy những bằng chứng lịch sử về sự tồn tại và phát triển của các hình thức đồ đồng, trống đồng. Tất cả trống đồng được các nhà khảo cổ tìm thấy đều có một sự xác định niên đại rõ ràng. 
Một số nền trống đồng tiêu biểu: Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa, Sông Đà, Miếu Môn… Mỗi chiếc trống đồng lại đại diện cho một nền văn hóa khác nhau. Gần gũi với văn hóa theo từng thời kỳ. Là những chứng nhân lịch sử của nền văn minh lúa nước.
Trống đồng – linh vật biểu tượng cho văn hoá của người Việt Nam
Tại Việt Nam đã tìm thấy những bằng chứng lịch sử về sự tồn tại và phát triển của các hình thức đồ đồng, trống đồng

Trống đồng thể hiện nét sinh hoạt của người dân Việt

Trên mặt trống đồng khắc họa lại những hình ảnh thân quen với người dân. Đó có thể là hình ảnh liên quan đến văn hóa thờ cúng với những hình ảnh thiên nhiên hóa như: thờ chim, mặt trời, hình trăng, hình ảnh con người cổ đại, gà, hươu… để thể hiện sự tôn kính. Đồng thời cũng là cách người xưa ghi lại thời gian một năm trong chiếc trống đồng.
Hình ảnh các bộ trang phục thời trước như: váy, khố, áo hai vạt… 
Hình ảnh vũ điệu: Thể hiện những hình ảnh sinh hoạt nghệ thuật của người dân. Các điệu nhảy, sự tụ họp với những nhóm người từ 3-7 người trên tay cầm các vật dụng như kèn, mặt nạ, vũ khí… được phân bố đều trên mặt trống.
Nghệ thuật kiến trúc của người dân Việt trên trống đồng: Hình ảnh kiến trúc của những ngôi nhà xưa được thể hiện rõ ràng. Trên các mặt trống thường là hình ảnh nhà sàn mái tròn và nhà sàn mái cong (kiến trúc nhà ở của người Việt xưa).
Trống đồng – linh vật biểu tượng cho văn hoá của người Việt Nam
Trên mặt trống đồng khắc họa lại những hình ảnh thân quen với người dân

Là một loại nhạc cụ đại diện cho người dân Việt

Trống đồng được dùng trong các bản nhạc ngày trước của dân tộc Việt. Nhờ có trống đồng mà các sinh hoạt văn hóa được nhiều sự chú ý. Thể hiện sự gắn kết, sự phát triển đời sống tinh thần của người dân. Là loại nhạc cụ dùng để đánh kêu gọi, tập hợp quân trong thời kỳ chiến tranh. Trước đây, trống đồng dùng cho các bộ trưởng, quân đội để kêu gọi sự tập hợp của người dân.
Trống đồng cao cấp đã là một biểu tượng văn hóa, đại diện của các nước Đông – Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Sở hữu cho gia đình một chiếc trống được đúc bằng đồng nguyên chất hoặc dành tặng người thân, bạn bè đặc biệt là bạn bè Quốc tế là một điều điều tuyệt vời để giữ gìn và giới thiệu về một Việt Nam với hàng nghìn năm phát triển.
Trống đồng – linh vật biểu tượng cho văn hoá của người Việt Nam
Trống đồng cao cấp đã là một biểu tượng văn hóa, đại diện của các nước Đông – Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng

Chia sẻ: