663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Tìm kiếm

Hotline

0944 58 1111

Tìm kiếm

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì để mâm cúng được đủ đầy?

Rằm tháng 7 là một trong những ngày rằm lớn và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người dân Việt Nam. Vào ngày này, dù ở đâu hay làm gì thì mỗi gia đình Việt đều sẽ soạn sửa đồ thờ cúng và chuẩn bị lễ cúng để dâng lên ông bà, tổ tiên, thần phật hay những vong hồn lang thang. Tuy nhiên việc thắp hương rằm tháng 7 vào ngày nào hay thắp hương rằm tháng 7 cần những gì thì không phải gia chủ nào cũng có thể nắm rõ. Cùng Đồ Đồng Dung Quang Hà tìm hiểu về ngày rằm tháng 7 cũng như thắp hương rằm tháng 7 cần những gì để mâm cúng dâng lễ được đầy đủ nhất nhé! 

Rằm tháng 7 là ngày gì? 

Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ đặc biệt đối với người Việt. Rằm tháng 7 không chỉ đơn thuần là ngày vọng như thông thường mà hơn hết đây còn là ngày lễ vu lan báo hiếu cha mẹ. Dựa trên sự tích Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ của mình thoát khỏi kiếp ngạ quỷ nơi chốn địa ngục u ám. Lễ Vu Lan được xem là ngày để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính và nhớ đến công ơn sinh thành của cha mẹ và tìm về với cội nguồn yêu thương.Đây là ngày mà con cháu có thể báo hiếu không chỉ với cha mẹ ở kiếp này mà còn là đối với cha mẹ ở những kiếp trước. 

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì cho mâm cúng
Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì cho mâm cúng

>> Xem ngay: Cách sắp xếp bàn thờ trong gia đình – Rước tài, rước lộc, rước may mắn


Bên cạnh đó theo phong tục của người Á Đông, rằm tháng 7 cũng được gọi là ngày xá tội vong nhân. Theo truyền thuyết dân gian, từ ngày 2/7 âm lịch, Diêm Vương sẽ bắt đầu ra lệnh mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì sẽ “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương và trở về với dân gian, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ sẽ phải quay lại địa ngục. Do đó, vào ngày này, người dân thường cúng cô hồn cho những oan hồn vất vưởng, không nhà, không cửa, không nơi nương tựa, không có người thân trên dương thế, để các vong hồn có cơ hội được xá tội, được thoát sinh về với cảnh giới an lành. Ngoài ra, đây cũng chính là ngày Tết Trung nguyên ở Trung Quốc.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào tốt

Thông thường, ngày rằm sẽ là ngày 15 âm lịch hàng tháng và việc cúng rằm thường cũng sẽ diễn ra vào đúng ngày này. Tuy nhiên, cúng rằm tháng 7 thường sẽ không cúng đúng vào ngày 15/7 âm lịch mà thường sẽ diễn ra vào một trong các ngày từ 2/7 – 14/7 âm lịch mà không cần câu nệ ngày tốt, xấu.  

Từ ngày 2 – 14/7 âm lịch là thời gian mà các vong hồn có cơ hội trở về dương giới. Cúng rằm tháng 7 vào những ngày này sẽ giúp các vong hồn có thể để thụ hưởng những lễ vật mà người dân, người thân cúng tế. 

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì
Mâm cúng gia tiên đầy đủ vào ngày rằm tháng 7

>> Xem ngay: Cách bày bộ đỉnh đồng trên bàn thờ theo đúng phong tục Việt


Bên cạnh đó, người dân thường không cúng rằm tháng 7 vào đúng ngày 15 là bởi họ cho rằng, đây là ngày giới hạn của thời kỳ “mở cửa” của Diêm vương. Khi đó, các vong âm phải nhanh chóng trở về nên không thể nhận được lễ vật thờ cúng hoặc nếu ở lại nhận lễ vật thì sẽ không về kịp trước giờ đóng cửa quỷ môn quan thì sẽ trở thành những hồn ma vất vưởng mà không được siêu thoát. 

Vào rằm tháng 7 sẽ có 3 lễ cúng chính gồm có cúng Phật, cúng gia tiên và cúng cô hồn. Mỗi lễ cúng thường được thực hiện vào những khung giờ khác nhau. 

Với lễ cúng Phật thường được thực hiện vào ban ngày, nếu được thực hiện vào buổi sáng là tốt nhất. Còn khung giờ tốt nhất để thực hiện lễ cúng gia tiên sẽ là khung giờ buổi trưa từ 11 – 13h. Tuy nhiên, nếu gia đình gia chủ quá bận rộn và không thể sắp xếp được thời gian thì có thể thực hiện lễ cúng muộn hơn nhưng bắt buộc phải làm trước 12h khuya ngày 15/7 Âm lịch. 

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì
Mâm lễ cúng rằm tháng 7 đầy đủ 

Lễ cúng cô hồn thường được diễn ra ở ngoài sân, vỉa hè….tuyệt đối được thực hiện trong nhà. Đặc biệt lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào buổi chiều tối, thường là vào giờ Dậu (từ 17 đến 19 giờ). Bởi dân gian quan niệm rằng, các vong hồn khi gặp ánh sáng vào ban ngày thì rất yếu ớt nên nếu cúng ban ngày, các linh hồn vất vưởng sẽ không nhận được các lễ vật đó. Cúng vào khung giờ Dậu là lúc trời tranh sáng, tranh tối, nhập nhoạng nên cô hồn sẽ có thể nhận được các lễ vật mà gia chủ cúng vái. 

Nhưng cho dù làm lễ cúng vào thời gian nào thì mọi lễ cúng cũng cần được thực hiện xong trước 12h đêm ngày 15/7 âm lịch. 

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì cho mâm cúng được đủ đầy?

Nhiều người thường thắc mắc không biết thắp hương rằm tháng 7 cần những gì để mâm cúng được đủ đầy. Về cơ bản, việc chuẩn bị lễ vật thờ cúng không cần quá phô trương hay cầu kỳ. Chỉ cần gia chủ có đủ thành tâm và mong muốn thể hiện sự cảm tạ chân thành của mình với thần phật, tổ tiên là được. 

Mâm lễ cúng phật 

Lễ cúng Phật cần được đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi nên chọn hoa sen,hoa mẫu đơn,hoa huệ,…Đồ thờ cúng thì gia chủ chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả để cúng Phật là được. 

Gia chủ có thể làm mâm cỗ chay bao gồm: chả, giò chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc các loại rau củ quả, đậu hũ…

Sau khi thực hiện nghi lễ thắp hương cúng vái Phật, gia chủ sẽ được thụ lộc ngay tại nhà. 

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì
Sử dụng đồ chay khi cúng phật

>> Xem ngay: Cách thỉnh tượng Phật về thờ tại gia đúng chuẩn chỉnh nhất 


Mâm lễ cúng thần linh và gia tiên

Mâm cúng thần linh thường sẽ bao gồm các món như xôi, gà luộc, cơm, canh, cá kho, món xào, món nộm,…Đi cùng với đó là trái cây, hoa cúng, rượu, nước, nhang, nến,…..

Bên cạnh đó, gia chủ có thể chuẩn bị thêm tiền vàng và những vật dụng dành cho người cõi âm được làm bằng giấy như giày dép, quần áo, xe cộ… với mục đích để cho ông bà, tổ tiên cũng có được một cuộc sống đầy đủ, tiện nghi như dương thế. 

Mâm cúng rằm tháng 7 tại nhà, gia chủ có thể làm đầy đủ các món mặn như xôi, gà luộc, cơm, canh, cá kho… và theo thói quen sinh thời của người đã khuất.

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì
Mâm lễ cúng tổ tiên 

>> Xem ngay: Gia chủ nên bỏ gì vào bát hương để chiêu tài, nạp phúc


Mâm lễ cúng cô hồn 

Với mâm lễ cúng cô hồn tốt nhất gia chủ không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân si. Lễ cúng cô hồn phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà. Khi cúng cô hồn, gia chủ cần đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế khổ đau.

Thắp hương rằm tháng 7 cần những gì
Mâm lễ cúng cô hồn

Lễ vật trên mâm cúng cô hồn thường bao gồm: 
– Muối gạo 
– 12 chén nhỏ cháo trắng nẫu loãng
– Hoa quả ( 5 loại 5 màu)
– Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
– 12 cục đường thẻ.
– 3 chung nước (hoặc 3 ly nhỏ ), nhang và nến.
– Tiền vàng, áo giấy
– Ngô rang, khoai lang luộc, ngô luộc hoặc sắn luộc,..

Sau khi kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo và muối được vãi ra sân hay ra đường về 4 phương 8 hướng, sau đó là đốt vàng mã.

Những lưu ý khi cúng rằm tháng 7

Bên cạnh những câu hỏi về vấn đề thắp hương rằm tháng 7 cần những gì để mâm cúng được đủ đầy thì khi cúng rằm tháng 7, gia chủ cũng cần lưu ý những vấn đề sau: 

– Đối với mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên thì phải được thực hiện trong nhà, còn cúng cô hồn thì cúng ngoài trời, trước cửa nhà hoặc có thể thực hiện ở chùa.

– Nếu thực hiện cúng cô hồn ở nhà thì khi tung gạo, muối (sau khi cúng xong), gia chủ nên đứng trong nhà và tung từ trong ra ngoài, tuyệt đối không được tung theo hướng ngược lại bởi theo dân gian thì hành động này chính là đang rước các vong hồn vất vưởng vào nhà.

– Với những gia đình thờ Phật thì mâm cúng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhất rồi mới đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là vị trí của mâm cúng gia tiên.

– Trong ngày rằm tháng 7 có rất nhiều vong hồn vất vưởng, vì thế gia chủ nên ghi rõ tên người nhận lên các vật dụng bằng giấy khi cúng cho gia tiên, đồng thời khi cúng nên đọc bài khấn thần linh thổ địa rồi sau đó mới đọc to rõ tên hương hồn người nhận.  
Trên đây là những chia sẻ của Dung Quang Hà về ngày rằm tháng 7 cũng như những giải đáp cho thắc mắc thắp hương rằm tháng 7 cần những gì. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm cho gia chủ những kiến thức trong việc thờ cúng ngày rằm tháng 7 sắp tới! Nếu quý gia chủ đang có nhu cầu mua sắm các sản phẩm đồ thờ cúng: lư hương, đỉnh đồng, lọ hoa bằng đồng, bát hương đồng,… thì hãy đến ngay với Đồ Đồng Dung Quang Hà để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất!



——-

Vì sao chọn Đồ Đồng Dung Quang Hà ?
✔ Giao hàng nhanh nhất, giá rẻ nhất
✔ Miễn phí giao hàng Hà Nội, Nam Định, hỗ trợ đến 50% phí vận chuyển toàn quốc
✔ Sản phẩm độc quyền, thiết kế sản xuất mẫu mã độc đáo và tinh xảo nhất
✔ Thương hiệu Việt, sản phẩm đúc tại làng nghề truyền thống
✔ Cam kết đồ đồng cao cấp, bảo hành lên tới 20 năm
———
Cơ sở sản xuất trực tiếp
Tư vấn hỗ trợ chi tiết 24/7
Ship toàn quốc, giao hàng tận nơi, phục vụ tận tâm
———–
Để đặt hàng Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Cửa hàng theo địa chỉ:

  • 663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Hotline/Zalo: 0944.58.1111  Telephone: 02466.747.666
  • Website: https://dungquangha.com
  • Email: ducdongdungquangha@gmail.com

 

Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!

Chia sẻ: