663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Tìm kiếm

Hotline

0944 58 1111

Tìm kiếm

Tất tần tật những điều cần biết về mâm lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa

Khoảnh khắc đêm giao thừa

Nhắc tới đêm giao thừa chắc hẳn bạn sẽ có một cảm giác đặc biệt khó diễn tả thành lời. Bởi đêm giao thừa là khoảnh khắc chuẩn bị bước sang năm mới. Đây cũng là lúc cả gia đình sum vầy bên ngoài. Ngoài ra còn có mâm lễ cúng đêm giao thừa vô cùng quan trọng, cùng các hoạt động chuẩn bị đón năm mới. Vậy lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa cần chuẩn bị những gì? Tại sao lại có nghi lễ này?

Ý nghĩa của lễ cúng trong đêm giao thừa

Thời khắc gần thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới luôn là thời khắc đặc biệt nhất trong năm. Đêm giao thừa có ý nghĩa rất quan trọng trong một năm.

Đây là thời điểm không chỉ thiêng liêng trên phương diện thiên văn, và còn đặc biệt trong đời sống và nghi lễ của người Việt nam. Xã hội luôn biến động và mọi việc tất yếu sẽ biến đổi, tuy vậy những giá trị truyền thống vẫn luôn luôn được gìn giữ và phát huy qua hàng năm.

Đêm giao thừa là thời khắc chuyển giao không chỉ là chuyển giao một ngày qua một ngày, mà đó còn là chuyển giao năm này qua năm khác. Mâm lễ cúng sẽ khiến tất cả các thành viên trong gia đình ngồi lại và sát lại bên nhau, cùng ước nguyện những điều tốt lành cho một năm mới.

Về khía cạnh văn hóa tín ngưỡng, lễ cúng giao thừa có ý nhĩa như sau:

  • Lễ cúng giao thừa là cúng ông hành khiển và hành binh của năm đó. Mỗi năm sẽ có một vị quan cai quản thường niên hàng năm. Cầu mong cho ông hành khiển phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa, thóc gạo đầy bồ, sức khỏe đồi dào.
  • Khép lại năm cũ, với những điều không vui, điều chưa tốt đã lãng quên vào năm cũ. Khoảnh khắc khởi đầu một năm với vạn sự như mơ, bước sang một năm mới với nhiều thử thách, hi vọng và cơ hội cho mỗi người.
  • Đây là lúc đón năm mới đến, người già thêm trường thọ, người trẻ thêm trưởng thành.
Khoảnh khắc trong đêm giao thừa
Khoảnh khắc trong đêm giao thừa

Lễ cúng thực hiện nhằm mục đích mong muốn mang những may mắn, điều tốt đẹp tới trong năm mới. Nên mâm lễ cúng cần phải đầy đủ các lễ vật cần thiết để thờ thần linh và các vị vua.

Chuẩn bị lễ cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời

Đêm giao thừa hay còn gọi là đêm trừ tịch. Tịch ở đây có nghĩa là trừ bỏ những điều xấu của năm cũ đón điều tốt đẹp trong năm mới. Trước khi cúng lễ, cần phải sắp xếp lại bàn thờ, các đồ thờ cúng gia tiên trong nhà, thắp thêm hương tăng thêm sự ấm cúng. Chuẩn bị cho lễ cúng gồm có:

  • Khi làm lễ trừ tịch người ta thường chuẩn bị 2 mâm lễ, một mâm trong nhà và một mâm ngoài trời.
  • Trên mâm lễ cúng ngoài trời sẽ có đầy đủ: vàng tiền, gạo, ngũ quả, rượu hoa, vàng mã, trầu cau, xôi thịt để cúng lên các vị thánh thần.
  • Mâm lễ trong nhà có thể cúng chay, cháo chay hoặc cháo sen là tốt nhất.
Mâm lễ cúng giao thừa
Mâm lễ cúng giao thừa

Mâm lễ cúng ngoài trời lúc này sẽ để khấn tứ phương trời, khấn vị thần hành khiển. Ông chuyên thực hành và điều khiển các việc trong một năm, vì mỗi năm sẽ có một ông thần hành thiền.

Kết thúc một năm ông sẽ hết nhiệm kỳ và phải bàn giao lại cho vị thần khác. Nên quá trình bàn giao nhanh không có thời gian để nán lại lâu ở một gia đình.

Vì thế, người dân làm lễ ngoài trời để vị thần đi qua nhìn thấy được tấm lòng của người dân đối với mình.khấn cúng các vị thần linh, hộ thần. Trong nhà để cúng phật, gia tiên thiền thổ.

Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào

Trong quan niệm dân gian những vị thần tiến hành bàn giao công việc rất khẩn trương. Vì thế họ ăn rất vội vàng hoặc đi ngang qua và chứng kiến tấm lòng gia chủ mà thôi.

Nên mâm cỗ cúng đêm giao thừa được đặt ở giữa sân. Nếu gia đình nào không có sân có thể bày mâm cúng ở cửa chính hoặc sân thượng. Cụ thể cách bày mâm lễ như sau:

  • Gia chủ đặt mâm lễ hướng Bắc hoặc Đông tuỳ vào không gian mỗi gia đình. Bởi hướng Bắc để cúng thượng đế, hướng đông cúng Thiên tử là vua. Đặt hai hướng này cốt để báo cáo với trời đất, và chứng giám cho lòng thành tâm của gia đình.
  • Để bày mâm lễ gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn lớn. Trên bàn có trải khăn vải vàng sang trọng. Ở dưới đất là miếng vải đỏ như thảm đỏ để đặt mâm lễ thật sạch sẽ. Bày mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ có bát gạo cắm hương, 2 ngọn nến hoặc đèn 2 bên.
  • Chuẩn bị muối và rượu. Muối để rắc xung quanh nhà, rót rượu để trà tà ma, trừ tịch.
Mâm cúng đêm giao thừa nên quay hướng Bắc hoặc hướng Đông
Mâm cúng đêm giao thừa nên quay hướng Bắc hoặc hướng Đông

Bài văn cúng giao thừa ngoài sân

Văn khấn đêm giao thừa ngoài trời như sau:

Nam mô A di đà Phật (lập lại 3 lần)
Kính lạy:
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
– Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
– Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
– Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần
– Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển
– Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
– Nay là phút giao thừa năm Kỷ Hợi với năm Canh Tý
Chúng con là: ……………………………………………………….., sinh năm:………….
Hành canh: …………………. tuổi……. 
Cư ngụ tại số nhà:… ấp/khu phố:…….….., xã/phường ………………………………..
Quận/huyện/ thành phố ……………………………tỉnh/thành phố ……………………………
Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Những điều cần biết khi làm lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa

Đêm giao thừa Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam nói riêng và các thời khắc chuyển giao của các nước trên thế giới nói chung là thời khắc thiêng liêng. Để chuẩn bị mọi thứ thật tốt, không phạm điều cấm kỵ bạn cần biết mình làm lễ cúng ai, chuẩn bị những gì.

Thông thường, trước khi giao thừa, người ta sẽ soạn sửa bàn thờ và sắm thêm đồ mới. Những món đồ thờ cúng trên bàn thờ như: bộ tam sự, ngũ sự bằng đồng, lọ hoa, chân nến hay là ngai chén thờ cần được kiểm tra lại tình trạng, xem còn tốt hay không.

Nếu các đồ vật trên bàn thờ bị hỏng hóc, sứt mẻ thì cần phải thay đồ mới. Có gia đình lại có tục lệ rút chân hương hoặc thay bát hương mới, tất cả đều thể hiện mong mới những điều tươi mới, tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình vào năm mới.

Sửa soạn lại bàn thờ trước khi cúng giao thừa
Sửa soạn lại bàn thờ trước khi cúng giao thừa

1. Cúng ai trong lễ giao thừa?

Trong lễ giao thừa với mâm cỗ ngoài trời chúng ta sẽ chúng các vị thần linh, hộ thần. Trong nhà thờ phật, ông bà tổ tiên, thần thổ công và thổ địa.

2. Có cần phải cúng Thổ Công trong đêm giao thừa?

Khoảnh khắc đêm giao thừa chính là lúc người dân rủ bỏ các điều không may năm cũ đón điều tốt đẹp trong năm mới. Vì thế, việc cúng bái các vị thần linh, ông bà tổ tiên và thần thổ công thổ địa là cần thiết.

Đây là cách thể hiện lòng biết ơn trong một năm qua các vị thần đã bảo vệ, phù hộ cho cả gia đình. Nên việc thờ cúng Thổ Công hay là ông Thàn Tài thổ địa là cần thiết.

3. Nhà chung cư có cần cúng giao thừa ngoài trời?

Chắc hẳn những hộ gia đình ở chung cư sẽ đặt ra câu hỏi có cần cúng giao thừa ngoài trời không? Bởi không gian chung cư chật hẹp, diện tích mặt đất không có. Vì thế mà nếu bạn ở chung cư không nhất thiết phải cúng ngoài trời, chỉ cần tập trung trong nhà.

Với các gia đình cúng ngoài trời có thể xuống sân chung cư hoặc ở trên tầng cao. Việc cúng ngoài trời cần không gian trời và có đất. Nên lễ vật cần đặt ở gần mặt đất. Mà khoảng không trên tầng lầu chung cư cách mặt đất khá xa nên có thể bỏ qua việc cúng ngoài trời.

Mâm lễ cúng giao thừa trong nhà
Mâm lễ cúng giao thừa trong nhà

Những tục lệ phổ biến trong đêm trừ tịch giao thừa

Sau lễ cúng giao thừa người dân ta thường có nhiều tục lệ truyền thống diễn ra. Dù ở thành thị hay nông thôn thì quan niệm nay vẫn còn lưu giữ.

1. Đi lễ chùa, đình đền

Khi làm lễ giao thừa ở nhà xong người dân thường kéo nhau đi lễ chùa, đình, miếu cầu phúc. Lúc này chúng ta thường xin phật, thần phù hộ cho cả gia đình trong một năm mới may mắn, bình an.

Không ít người thường xin quẻ đầu năm với mong muốn biết được vận may rủi trong cả năm tới. Tục lệ này đã gắn liền với người dân ta từ rất lâu và là nét đẹp văn hoá.

Tục lệ đi lễ chùa đầu năm
Tục lệ đi lễ chùa đầu năm

2. Kén hương xuất hành

Trước khi đi lễ chùa hành hương người dân thường chọn giờ tốt, hướng đúng để đi ra ngoài. Với mục đích giúp một năm mới luôn gặp may mắn và bình an. Bởi bước chân đầu tiên trong năm mới rất quan trọng.

Du xuân đầu năm
Du xuân đầu năm

3. Hái lộc đầu xuân

Đi lễ chùa xong người ta thường hái trước cửa chùa, đình một cành lộc non (cành cây) để mang về nhà. Ý nghĩa là lấy lộc trời đất cho thần phật về để cắm trước bàn thờ cầu may mắn, tài lộc trong năm mới. Cành lộc này sẽ được giữ mãi cho tới khi tàn khô.

Hái lộc đầu năm mới
Hái lộc đầu năm mới

4. Hương lộc

Thay vì hái lộc thì nhiều người tới đình chùa, miếu đốt nắm hương và đứng khấn trước bàn thờ sau đó mang về nhà cắm ở bình hương. Ý nghĩa việc làm này là ngọn lửa tượng trưng sự phát đạt ở nơi thờ phật, thánh thần phù hộ.

Hương Lộc đầu năm
Hương Lộc đầu năm

5. Xông nhà

Một trong những tục lệ đêm giao thừa không thể bỏ qua là xông nhà. Người ta sẽ tìm một người có dễ vía, hợp mệnh tuổi gia chủ để nhờ xông đất. Người có vía tốt, hợp mệnh giúp gia chủ có may mắn, thuận lợi hơn trong năm mới.

Xông nhà đầu năm
Xông nhà đầu năm

6. Lì xì đầu năm

Mừng tuổi đầu năm là cách thể hiện tình cảm, sự chúc phúc của người thân trong gia đình với nhau. Cha mẹ thường lì xì cho các con để cầu mong sự may mắn. Các con cháu thường lì xì và chúc ông bà sống lâu, khỏe mạnh.

Tục lệ lì xì đầu năm
Tục lệ lì xì đầu năm

Qua những thông tin trên về lễ cúng ngoài trời đêm giao thừa bạn hiểu hơn về nét đẹp văn hoá dân tộc ta. Mong rằng bài viết chia sẻ những kiến thức hữu ích cho bạn hiểu hơn về đêm giao thừa.

Bên cạnh việc chia sẻ những kiến thức về phong thủy, Dung Quang Hà còn là nơi chuyên cung cấp những sản phẩm về bộ đồ thờ cúng bằng đồng, đồ đồng phong thủy và quà tặng bằng chất liệu đồng cao cấp. Các sản phẩm mang xu hướng và hơi thở hiện đại, đáp ứng được mọi yêu cầu khắt khe nhất của quý khách hàng.

Nếu thấy bài viết này có ích, hãy chia sẻ bài viết và để lại bình luận phản hồi cho chúng tôi bạn nhé!

Chia sẻ: