663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Tìm kiếm

Hotline

0944 58 1111

Tìm kiếm

Phân biệt Kỳ Lân, con Nghê và Tỳ Hưu: Nguồn gốc và ý nghĩa trong phong thủy

Phân biệt kỳ lân, con nghê và Tỳ Hưu

Tín ngưỡng phong thủy là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt. Những sản phẩm hoặc linh vật phong thủy chưa cần biết tới công năng mạnh đến đâu, tuy nhiên về mặt tinh thần lại giúp cho người sở hữu yên tâm hơn và cố gắng nhiều hơn về mọi mặt trong đời sống. Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức về 3 linh vật phong thủy được đánh giá là được ưa chuộng nhất hiện nay gồm: Kỳ Lân, con Nghê và Tỳ Hưu.

Đặc điểm, nguồn gốc và ý nghĩa của Kỳ Lân, con Nghê và Tỳ Hưu

Kỳ Lân – Linh vật bí ẩn trong truyền thuyết

Kỳ Lân là loài vật được nhắc đến nhiều trong thơ văn, ca dao và được truyền miệng qua nhiều thế kỷ mặc dù chưa có một ai từng được nhìn thấy Kỳ Lân bằng mắt thật. Đây là loài vật vẫn còn vô số những bí ẩn mà thế giới chưa giải thích được tuy nhiên rất nhiều người vẫn tin là nó có thật.

Hình tượng Kỳ Lân trong văn hóa phương Đông, nổi bật là Trung Hoa không giống với Kỳ Lân trong văn hóa phương Tây. Chỉ có một điểm chung duy nhất về cách thể hiện giữa hai nền văn hóa khác biệt đó là: Kỳ Lân có hình dáng gần giống loài ngựa, giữa trán có một chiếc sừng.

Hình tượng Kỳ Lân phổ biến
Hình tượng Kỳ Lân phổ biến nhất trên thế giới hiện nay

Có rất nhiều truyền thuyết về sự xuất hiện của Kỳ Lân. Có người cho rằng, Kỳ Lân sống ở thời kỳ tương tự như khủng long hoặc voi ma mút, hoặc những loài vật chưa được xác định như Bigfoot hay quái vật ở hồ Loch Ness. Có những người lại cho rằng, Kỳ Lân vẫn còn tồn tại ở những vùng xa xôi, bí ẩn nhất mà chỉ có thể gặp được nếu đủ lòng thành và sự chân thật.

Truyền thuyết kể lại rằng, Kỳ Lân là loài vật cao quý, quanh thân mình phát lên một thứ hào quang và ánh sáng rực rỡ. Bất cứ ai có cơ hội được gặp Kỳ Lân cũng đều tỏ lòng tôn kính và kinh ngạc trước vẻ đẹp của nó.

Hình tượng Kỳ Lân trong văn hóa Trung Hoa

Kỳ Lân trong văn hóa Trung Hoa xuất hiện dưới nhiều hình dạng khác nhau qua nhiều lời kể. Nhưng phổ biến nhất là loài vật có thân mình của hươu, đuôi của bò, móng của ngựa và có một chiếc sừng ngắn mọc ở giữa trán.

Trên lưng của Kỳ Lân Trung Hoa có lông với 5 màu sắc tương ứng với 5 nguyên tố đã tạo nên thế giới gồm:

  • Vàng: Kim
  • Xanh: Mộc
  • Trắng: Thủy
  • Đỏ: Hỏa
  • Đen: Thổ

Phần lông ở bụng có màu vàng, theo một số bản ghi chép khác thì da của Kỳ Lân Trung Hoa có màu xanh ngọc, giống như Rồng. Trong tiếng trung Kỳ Lân được đọc là “qílín” trong đó với phiên âm là Kỳ tương ứng với con đực, còn lín phiên âm là Lân, tương ứng với con cái.

Kỳ Lân Trung Hoa

Kỳ Lân được miêu tả là có những bước đi rất nhẹ nhàng và uyển chuyển, nó không bao giờ dẫm lên bất cứ loài sinh vật nào, kể cả những sinh linh rất nhỏ. Thức ăn của Kỳ Lân là thực vật có vòng đời ngắn, tuổi thọ của Kỳ Lân là khoảng 1000 năm.

Sự xuất hiện của Kỳ Lân mang tới mùa xuân cho trái đất, biểu tượng cho sự sống, nó được xếp vào một trong bốn loài vật rất được tôn kính gồm: Long – Lân – Quy – Phụng. Trong văn hóa của Việt Nam, Kỳ Lân là một trong bốn Tứ linh rất được kính trọng.

Sự xuất hiện của Kỳ Lân được cho là điềm báo tốt lành, tương tự nếu nó không xuất hiện trong một thời gian dài, đó như là báo hiệu con người đang sống trong thời kỳ đen tối. Kỳ Lân xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng hơn 5000 năm TCN, người Trung Hoa tin rằng, sự xuất hiện của Kỳ Lân giống như báo hiệu cho sự ra đời hay ra đi của một vị anh hùng lỗi lạc.

Hình tượng Kỳ Lân trong văn hóa phương Tây

Kỳ Lân phương Tây được phát hiện sớm nhất bởi Herodotos. Kỳ Lân được biết đến rất nhiều ở Tây Phương và được đề cập vào nhiều thế kỷ sau đó.

Kỳ Lân phương Tây được mô tả là có kích cỡ bằng với loài ngựa Ấn Độ, thân mình màu trắng, cái đầu màu đỏ, đôi mắt màu xanh nhạt và một chiếc sừng thẳng nằm giữa trên trán dài khoảng 45cm. Người ta tin rằng, sừng của Kỳ Lân có tác dụng chữa mọi độc tố, chỉ cần uống một chén nước có chứa bột của sừng Kỳ Lân sẽ làm vô hiệu hóa mọi độc tố trong cơ thể và chữa cho vết thương mau lành.

Kỳ Lân phương Tây được miêu tả là chạy cực nhanh, không ai có thể bắt giữ và thuần hóa được nó. Những câu chuyện thú vị về Kỳ Lân đã thu hút Alexander đại đế. Người Macedonia khoe khoang rằng, Alexander đã thu phục và cưỡi Kỳ Lân để chiến đấu với kẻ thù.

Hình tượng Kỳ Lân trong những nền văn hóa khác

Kỳ Lân trong văn hóa của Nhật Bản có hình tượng thân thể như loài bò, bờm dài. Khác với Kỳ Lân Trung Hoa, Kỳ Lân Nhật Bản làm người ta sợ hãi, đặc biệt những người bất lương, phạm tội. Những người làm việc xấu khi nhìn Kỳ Lân trên mặt sẽ lộ rõ vẻ sợ hãi, Kỳ Lân sẽ phán xét và dùng chiếc sừng đâm xuyên tim của kẻ có tội.

Kỳ Lân ở Ai Cập thực chất là loài linh dương châu Phi có thân hình to lớn, có sừng dài và thẳng.

Hình tượng Kỳ Lân trong những nền văn hóa khác nhau

Con Nghê – Linh vật thuần Việt

Nếu như con Lân bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa thì người Việt đã tự xây dựng nên hình tượng con Nghê song hành cùng với con Lân trong suốt chiều dài lịch sử. Con Nghê được tìm thấy sớm nhất ở nước ta cho đến hiện nay là từ thời Lý, thuộc thế kỷ thứ X.

Con Nghê bắt nguồn từ tượng chó đá, linh vật thường đặt đặt trước cổng đình, cổng làng hay trước cửa nhà. Sau này, nhu cầu linh vật đặt ở những nơi cao quý linh thiêng, chó đá được kết hợp với những đặc điểm khác để tạo nên con Nghê.

Khi Phật giáo phát triển ở Đại Việt, người ta kết hợp hình tượng con khỉ Hanuman trong sử thi Ramayana của Ấn Độ để tăng thêm tính linh thiêng cho linh vật này. Chúng ta có thể bắt gặp đôi Nghê tại đền Gióng có thân và bộ móng của chó đá, phần tai và trán gồ lên mang đặc trưng của khỉ.

Sang đến thế kỷ XVII xuất hiện hình tượng con Nghê đầu mọc sừng, thân mọc vảy, đầu giống Rồng. Qua càng nhiều thời gian về sau, hình tượng con Nghê càng ngày càng được cải tiến để có thể đặt được ở những vị trí quan trọng nhất.

Ngày nay, con Nghê được thiết kế làm những chi tiết trên những vật phẩm đồ thờ cúng như đỉnh đồng, lư hương và được đặt trên bàn thờ.

Đỉnh đồng cỡ lớn khảm tam khí
Đỉnh đồng cỡ lớn khảm tam khí (Xem chi tiết sản phẩm)

Đa số nhiều người thường nhầm lẫn con Lân và con Nghê, và nhầm lẫn giữa con Nghê Trung Quốc và con Nghê Việt Nam.

  • Con Nghê Trung Quốc có thân mình giống sư tử, phiên âm ra tiếng Việt thường được gọi là con Tuấn Nghê hoặc Toan Nghê.
  • Con Nghê Việt Nam lấy hình tượng từ loài chó ta sống gần gũi với con người, có thân chó đầu rồng.

Ở khắp các miền trên đất nước Việt Nam không khó để bắt gặp hình tượng con Nghê ngồi chầu tại những nơi trang trọng, uy nghiêm có tính chất tôn giáo tín ngưỡng. Câu hỏi được đặt ra là tại sao không dùng hình tượng con chó để chầu mà lại là hình tượng con Nghê?

Con chó ta là con vật rất gần gũi với con người, gắn liền trong đời sống và sinh hoạt, do đó nó rất phàm tục. Nó thường được đặt ở những nơi thấp kém hơn, nếu muốn gặp hình tượng con Nghê cần phải tới những nơi linh thiêng như đình, đền, chùa, miếu là những công trình tôn giáo tín ngưỡng.

Đôi Nghê ngồi chầu

Tượng con Nghê có nhiều trạng thái, không phải những trạng thái đó được chế tạo vô ý. Đằng sau mỗi trạng thái của con Nghê đều có những thông điệp nhất định.

  • Đôi Nghê được đặt ở cổng chào tượng trưng cho sự nghênh đón, hoan hỉ chào đón và quan sát người ra người vào. Con Nghê được cho là có thể quan sát được người ngay kẻ gian.
  • Con Nghê đặt bên trong những nơi linh thiêng như đình, đền, chùa thường mang dáng vẻ trầm mặc, trang nghiêm, đôi lúc là buồn bã, dáng vẻ co ro, ủ rũ. Tạo cho những người đến đây có cảm giác trang nghiêm, kính cẩn.

Tỳ Hưu – Đứa con của Rồng

Tỳ Hưu có dáng vẻ gần giống với Kỳ Lân, nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa hai linh vật này. Tỳ Hưu được nhiều người ưa chuộng với mong muốn cầu tài lộc và may mắn đến cho người sở hữu.

Theo truyền thuyết của Trung Hoa về con Tỳ Hưu thì đây là người con thứ 9 của Rồng. Tỳ Hưu sinh ra có nhiều ưu điểm đó là:

  • Đứa con đẹp nhất của Rồng, tụ hợp những đặc điểm đẹp nhất của những loài khác
  • Thân to như gấu được bao bọc bởi lớp vảy Rồng
  • Đầu Lân, có sừng
  • Lưng có cánh

Tuy vậy Tỳ Hưu lại có nhược điểm chí mạng đó là không có hậu môn, chỉ ăn vào mà không thoát ra, do đó chết yểu. Thức ăn của Tỳ Hưu là vàng bạc châu báu, do đó sau khi chết đi, Ngọc Hoàng thương xót đã đem linh hồn của Tỳ Hưu về làm linh vật chuyên phù trợ về tài lộc trên thiên đình.

Tỳ Hưu là đứa con của Rồng

Tỳ Hưu được làm bằng chất liệu cao quý, sang trọng như vàng, bạc hoặc ngọc phỉ thúy thì càng vượng. Trong phong thủy, Tỳ Hưu là loài vật mang nhiều ý nghĩa về tài lộc, công danh, sự nghiệp, trấn trạch và hóa giải sát khí, bảo vệ bình yên cho ngôi nhà.

Bên cạnh đó Tỳ Hưu có công năng to lớn trong việc hóa giải “Ngũ hoàng Đại sát”, một trong những sát tinh mạnh nhất trong phong thủy. Ngũ hoàng Đại sát đem đến sự bất an về sức khỏe, tài lộc và cả tính mạng, sức sát hại còn mạnh hơn cả sao Thái Tuế và Tam Sát.

Tượng Tỳ Hưu bằng đồng vàng mộc mẫu 2
Tượng Tỳ Hưu bằng đồng vàng mộc mẫu 2 (Xem chi tiết sản phẩm)

Tỳ Hưu có hai loại:

  • Tỳ hưu Thiên Lộc: Có phần bụng và mông to, trên đầu có hai sừng, miệng há rộng, dáng vẻ uy nghi, thức ăn chính là vàng, bạc và châu báu. Nó có ý nghĩa phần nhiều về việc bảo vệ của cải và tài lộc cho gia chủ, đem lại sự thành công về sự nghiệp và công danh.
  • Tỳ hưu Tịch Tà: Trên đầu chỉ có một chiếc sừng, dáng vẻ nhỏ hơn Thiên Lộc, miệng há rộng toát lên nét dữ tợn. Tịch tà dùng sừng để tấn công các loài yêu ma quỷ quyệt, thức ăn của nó chính là sinh khí của những loài yêu ma mà nó đã tiêu diệt. Do đó, Tịch Tà được xem là linh vật trấn giữ, hóa sát khí, đem lại sự bình yên cho ngôi nhà.

Tác dụng của Tỳ Hưu theo màu sắc:

  • Tỳ hưu màu đen có tác dụng chiêu tài, phát lộc, đem lại may may mắn về tiền bạc và tài lộc. Những chất liệu để làm nên Tỳ Hưu màu đen như đồng hun đen, tỳ hưu đá mã não đen, tỳ hưu đá canxit đen, tỳ hưu đá huyền đen,…
  • Tỳ hưu màu trắng có tác dụng bổ trợ về sức khỏe, giảm căng thẳng cải thiện các mối quan hệ. Các sản phẩm tỳ hưu có màu trắng thường được làm bằng những chất liệu như: đá cẩm thạch, thạch anh trắng, đá mã não trắng.
  • Tỳ hưu màu xanh có tác dụng về đường công danh và sự nghiệp. Các chất liệu nên sử dụng đó là: ngọc bích, ngọc lam, ngọc phỉ thúy, đá cẩm thạch,…

Phân biệt Kỳ Lân, con Nghê và Tỳ Hưu

Bảng phân biệt Kỳ Lân, con Nghê và Tỳ Hưu
Click vào ảnh để xem đầy đủ

Việc sử dụng những linh vật trên sao cho đúng cách nhất tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mỗi người. Ngày nay thị trường cung cấp các sản phẩm của hình tượng 3 linh vật này vô cùng phong phú và đa dạng.

Là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp các sản phẩm về tượng Kỳ Lân phong thủy, tượng Tỳ Hưu phong thủy, tượng con Nghê và đồ đồng thờ cúng lâu năm tại Việt Nam, Dung Quang Hà mang đến cho bạn những sản phẩm có chất lượng cao, được chế tác cẩn thận và chi tiết nhất, đáp ứng mọi nhu cầu về trưng bày, trang trí hoặc thờ cúng.

ĐỂ LẠI THÔNG TIN NHẬN TƯ VẤN

Chia sẻ: