663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Tìm kiếm

Hotline

0944 58 1111

Tìm kiếm

Nên Hóa Chân Hương Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo?

Rút, tỉa chân hương, bao sái bàn thờ là một trong những công việc quan trọng trong dịp cuối năm của hầu hết các gia đình người Việt. Tuy nhiên, cho tới nay nhiều gia chủ vẫn còn băn khoăn không biết nên hóa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo, trước hay sau ngày lập xuân? Hôm nay trong bài viết lần này, Đồ Đồng Dung Quang Hà sẽ giúp gia chủ có cho mình câu trả lời chính xác nhất nhé. Kính mời quý gia chủ cùng theo dõi!

Ý nghĩa của lễ cúng Ông Táo hàng năm của người Việt 

Ông Táo là một trong ba vị thần chuyên trông coi việc bếp núc trong nhà theo truyền thuyết dân gian “Hai ông một bà” nổi tiếng của người Việt. Ngoài ra, Ông Táo còn là vị thần có quyền năng ngăn cản sự xâm phạm bất hợp pháp của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình.

Hóa Chân Hương Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo

Hóa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo

>> Xem thêm:【Chuyên Gia Phong Thủy】Thắp Hương Ngày Tết Thế Nào Cho Đúng?

Theo truyền thống của ông bà ta xưa cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng về trời chầu Ngọc Hoàng để báo cáo công việc một năm qua ở dưới hạ giới. Đây được xem là lễ cúng truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam. Do đó, vào ngày này, dù bận rộn đến đâu thì gia chủ cũng phải chuẩn bị lễ vật và thực hiện lễ cúng để đưa Ông Táo về trời.

Các ông sẽ báo cáo những việc tốt và chưa tốt trong một năm của gia đình dưới hạ giới với Ngọc Hoàng. Sau đó, vào đêm giao thừa, Ông Công Ông Táo sẽ trở về trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của gia đình. Đây chính là dịp để gia chủ bày tỏ sự thành tâm cảm tạ ơn đức các vị thần đã che chở và bảo vệ  cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình luôn được bình an, suôn sẻ.

Hóa Chân Hương Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo

Hóa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Bao Sái Bàn Thờ Đúng Chuẩn Cho Mọi Nhà

Nên hóa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo? 

Cứ vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các gia đình Việt lại nô nức dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa và thường tiến hành lau dọn bàn thờ và rút tỉa chân hương của năm cũ để loại bỏ những điều không tốt của năm cũ đồng thời thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên và các vị thần.

Sau một năm thờ cúng, chân hương sẽ nhiều lên khiến cho bát hương đồng bị đầy gây khó khăn cho việc dọn dẹp bàn thờ cũng như thắp hương khấn vái thỉnh cho năm sau. Nhưng do quan niệm của người Việt, bát hương là vật bất di bất dịch trên bàn thờ, nếu như không có việc gì thì không được động vào bát hương để tránh những điều không may mắn cho gia đình. Vì vậy, khi lau dọn và bao sái bàn thờ, người ta chỉ rút hoặc tỉa bớt chân hương và lau dọn 4 phía bên ngoài bát hương chứ không bê cả bát hương xuống để dọn dẹp.

Hóa Chân Hương Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo

Hóa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo

Các gia đình thường chọn ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời để dọn dẹp bàn thờ và bao sái bát hương. Vậy, nên rút, tỉa và hóa chân hương trước hay sau lễ cúng ông Táo? Không có quy định cụ thể nào về việc này, tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng nên tỉa và hóa chân hương sau khi đã tiễn ông Công ông Táo về trời với ý niệm dọn bàn thờ sạch sẽ để đón các Ông trở về.

>> Xem thêm: Bốc Bát Hương Vào Tháng Nào Trong Năm Hợp Lý Nhất?

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, nếu gia chủ không thể thực hiện việc lau dọn bàn thờ, bao sái bát hương và rút tỉa chân hương sau khi cúng ông Công ông Táo lên trời thì cũng hoàn toàn có thể chọn một ngày lành bất kỳ trong tháng Chạp để tiến hành. Bởi theo quan niệm, trong 07 ngày Táo quân lên chầu trời thì nơi tọa của các vị thần sẽ bị trống, do đó sẽ không ảnh hưởng hay động chạm đến những điềm lành của gia đình. Vì vậy việc lau dọn có thể tiến hành bất cứ thời điểm nào, không nhất thiết phải đúng ngày 23 tháng Chạp.

Hướng dẫn cách tỉa chân hương đúng cách

Nếu gia chủ không biết cách rút tỉa chân hương thì có thể mời thầy về thỉnh nhưng thông thường thì các gia chủ nên tự làm để thể hiện đầy đủ thành ý với ông Công ông Táo. Trước khi tỉa chân hương, dọn dẹp bàn thờ thì gia chủ chuẩn bị những vật dụng sau:

  • 2 chiếc khăn sạch
  • Nước sạch
  • Giấy sạch
  • Nước ngũ vị hương (nước rượu gừng hoặc tinh dầu quế).
  • 1 chiếc thìa sạch (để xúc bớt tàn nhang trong bát hương nếu tàn đầy).
  • Chậu sạch

Trước khi tiến hành tỉa chân hương cúng ông táo, gia chủ cần thắp hương và xin phép tổ tiền, các vị thần cho phép gia chủ được dọn dẹp, bao sái. Trong quá trình rút chân hương, gia chủ nên dọn dẹp từ trên xuống.

Hóa Chân Hương Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo

Mâm cơm cúng ông Táo

Đầu tiên, gia chủ cần trải giấy trắng và hạ từng vật phẩm đồ thờ cúng trên bàn thờ xuống, trong quá trình thực hiện gia chủ phải thật nhẹ nhàng để hạn chế tối đa tránh động chạm đến bát hương. Sau khi đã tỉa bớt chân hương thì gia chủ lấy thì thìa nhỏ múc tàn nhang và nén lại cho thật gọn gàng.

Tiếp theo gia chủ đổ nước ngũ vị hương hoặc rượu trắng cúng vài lát gừng vào chậu sạch, nhúng khăn sạch vào chậu để lau lư hương và bao sái bàn thờ.  Nếu trên bàn thờ có 3 bát hương thì gia chủ sẽ lau dọn theo thứ tự: ở giữa, bên trái và bên phải. Như vậy, việc rút tỉa chân hương đã hoàn tất, gia chủ sắp xếp lại các vật phẩm lên lại bàn thờ và thắp hương khấn vái như báo với tổ tiên, thần linh công việc rút tỉa chân hương dọn bàn thờ đã hoàn tất.

>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Bố Trí Bàn Thờ Thần Linh Và Gia Tiên Từ A-Z

Các quy tắc gia chủ cần nhớ khi lau dọn và bao sái khi cúng Ông Công Ông Táo

Bát hương ông Công ông Táo là ngôi nhà chung của 3 vị Táo Quân, vì vậy việc rút chân hương và dọn dẹp bàn thờ cần phải thật cẩn thận, tỉ mỉ và tuân thủ những quy tắc nhất định:

Người thực hiện việc rút tỉa chân hương và bao sái bàn thờ phải ăn mặc lịch sự đầu tóc gọn gàng và thắp hương cầu xin trước khi thực hiện. 

Hóa Chân Hương Trước Hay Sau Khi Cúng Ông Táo

Thành tâm sám hối

Khi có xê dịch tượng Phật, bát hương, bài vị, … thì gia chủ nhớ đặt lại đúng vị trí ban đầu và sám hối sau khi đã lau xong.

>> Xem thêm: “Nghèo Mấy Cũng Giàu” Vị Trí Đặt Hũ Gạo Muối Trên Bàn Thờ

Trong quá trình lau bài vị, bát hương phải giữ cố định rồi mới lấy khăn sạch để lau.

Trên đây là những kiến thức mà Đồ Đồng Dung Quang Hà đã chia sẻ đến quý  gia chủ  về viêc nên hóa chân hương trước hay sau khi cúng Ông Táo. Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho gia chủ những thông tin hữu ích. Kính chúc quý gia chủ luôn có thật nhiều sức khỏe, an khang và gặp thật nhiều may mắn trong năm mới. Xin chào và hẹn gặp lại trong các chủ đề thú vị tiếp theo!

—-

Vì sao chọn Đồ Đồng Dung Quang Hà ?
✔ Giao hàng nhanh nhất, giá rẻ nhất
✔ Miễn phí giao hàng Hà Nội, Nam Định, hỗ trợ đến 50% phí vận chuyển toàn quốc
✔ Sản phẩm độc quyền, thiết kế sản xuất mẫu mã độc đáo và tinh xảo nhất
✔ Thương hiệu Việt, sản phẩm đúc tại làng nghề truyền thống
✔ Cam kết đồ đồng cao cấp, bảo hành lên tới 20 năm
———
Cơ sở sản xuất trực tiếp
Tư vấn hỗ trợ chi tiết 24/7
Ship toàn quốc, giao hàng tận nơi, phục vụ tận tâm
———–
Để đặt hàng Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Cửa hàng theo địa chỉ:

  • 663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Hotline/Zalo: 0944.58.1111  Telephone: 02466.747.666
  • Website: https://dungquangha.com
  • Email: ducdongdungquangha@gmail.com

 

Chúc Quý Khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hài lòng về chất lượng!

Chia sẻ: