663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Tìm kiếm

Hotline

0944 58 1111

Tìm kiếm

Hướng dẫn lập bài vị thờ cho các bậc gia tiên tiền tổ trong gia đình

Hướng dẫn lập bài vị thờ cho các bậc gia tiên tiền tổ trong gia đình
Bài vị thờ tinh xảo làm từ chất liệu đồng

Bài vị thờ hay còn gọi là linh vị có nghĩa gốc là tấm thẻ bằng giấy, bằng gỗ hay bằng đồng để viết học tên các bậc thủy tổ, tiền bối, những người đã mất… Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách lập bài vị thờ gia tiên, xin mời bạn tham khảo.​
>>> Những điều cần biết về đồ thờ cúng ngày tân gia
>>> Đôi nét về thú trưng bày hoành phi câu đối của người Việt​

Những nguyên tắc cơ bản khi lập bài vị

1. Bài vị trên bàn thờ có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Thông thường sử dụng chất liệu đồng làm bài vị thờ.

Bài vị thờ tinh xảo làm từ chất liệu đồng
Bài vị thờ tinh xảo làm từ chất liệu đồng

2. Kích thước bài vị

Thường là:

  • Trong lòng để viết chữ rộng từ 3 đến 4 cm, cao từ 13 đến 21 cm;
  • Kích thước tổng thể Bài vị : – Cao 38cm cùng tốt (Tài chí, Tiến bảo) X Rộng 17cm cũng tốt (Thêm đinh ,Tài vượng) – Cao 41cm cũng tốt (Tiến bảo, Đinh) X Rộng 18cm cũng tốt (Lợi ích) – Cao 61cm cũng tốt (Lợi ích, Tài lộc) X Rộng 21cm cũng tốt (Đại cát, Tiến bảo)
  • Hoặc một số kích thước khác được chọn theo số đẹp trên thước Lỗ Ban và có kích thước tỉ lệ cân đối.

3. Bài vị được lưu giữ 5 đời (ngũ đại mai thần chủ) kể từ người chủ cúng, đến đời thứ 6 được thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.

4. Số chữ viết trên bài vị phải được chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc dư 2) theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính; nếu là người nam thì phải vào chữ Linh (dư 3), người nữ phải vào chữ Thính (chia hết) là được.

Bài vị thờ bằng đồng với ký tự chữ Quốc ngữ
Bài vị thờ bằng đồng với ký tự chữ Quốc ngữ

5. Các nội dung phải có trong một bài vị (viết bằng chữ Hán Nôm chiều dọc từ trên xuống, từ phải qua trái):
Hàng chính giữa nêu: Vai vế của người được làm bài vị (như cha = hiển khảo; ông nội = tổ khảo; bà cố = tằng tổ tỷ; ông sơ = cao tổ khảo); tiếp đến là tước vị (nếu có); sau đó là tên (gồm tên húy = tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy … nếu có).

Cách lập bài vị ông bà tổ tiên cha mẹ dựa theo nguyên tắc trên

Trên bài vị tổ tiên ghi các chữ Hán Nôm hoặc chữ Việt tùy theo yêu cầu cũng như mong muốn của gia đình. Thông thường hiện nay người ta sử dụng chữ Việt nhiều hơn.

Bài vị thờ bằng đồng đúc tại cơ sở đồ đồng Dung Quang Hà
Bài vị thờ bằng đồng đúc tại cơ sở đồ đồng Dung Quang Hà

Trên bài vị bằng đồng cần chú ý ghi vai vế thờ cúng của những người được thờ cúng trong nhà, dòng họ. Thí dụ A là người chủ cúng thì A thờ cúng 4 đời gồm cha mẹ, ông bà nội, ông bà cố, ông bà sơ và bài vị cũng được lưu giữ 4 đời, nhưng khi A mất, con A là B thay làm người chủ cúng thì ngoài việc lập bài vị cha mẹ mới mất (A), B còn phải làm mới lại bài vị của ông bà nội (thay vì cha mẹ), ông bà cố (thay vì ông bà nội), ông bà sơ (thay vì ông bà cố). Vì vậy ta không nên ghi vai vế vào trong bài vị mới có thể lưu giữ được 4 đời, người chủ cúng tự biết vai vế của bài vị đó.
Nguồn: Sưu tầm

Chia sẻ: