663 đường Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Tìm kiếm

Hotline

0944 58 1111

Tìm kiếm

Sự khác nhau giữa Đức Phật A Di Đà và Đức Phật Thích Ca

img-2

Rất nhiều người cho rằng giữa Đức Phật A Di Đà và Đức Phật Thích ca là một, hoặc nếu không phải là một thì cũng có rất nhiều người không phân biệt được. Trên thực tế thì đây là hai vị Đức Phật hoàn toàn khác biệt nhau, bài viết này sẽ cung cấp kiến thức hữu ích cho bạn về hai vị Đức Phật vô năng đức lượng này nhé. Sau đây là lịch sử và sự khác nhau giữa hai vị Đức Phật A Di Đà và Đức Phật Thích Ca.

Nguồn gốc của Đức Phật Thích Ca

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Hình ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử, chính là Hoàng Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca, thuộc Ấn Độ ngày nay. Ngài sinh vào khoảng năm 624 TCN, là Thái tử con Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Da.

Sau khi nhìn thấy sự vất vả, khổ đau của con người và mục đích cứu độ chúng sinh, ngài đã quyết định từ bỏ hoàng cung đến khu rừng dưới chân Tuyết Sơn. Sau 6 năm trải qua mưa gió ngày đêm, Ngài đã phải chịu bao nhiêu khó khăn vất vả Người đã nhận ra rằng phải tu hành theo con đường chính đạo.

Sau thời gian tu hành, nội tâm của Người đã đạt đến cảnh giới thanh tịnh không chút ôi nhiệm, Người đã tự giác khai ngộ thành Phật. Người mang những bài học của đạo Phật cho mọi người và mang lòng từ bi của Người để dẫn dắt cứu độ chúng sinh.

Từ đó những giáo pháp về đạo Phật được lan truyền ngày càng lớn đến các nước Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Châu Á. Giáo pháp bảo hộ cho toàn chúng sinh và ánh sáng chiếu huệ của nhân gian.

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca

nghĩa là giàu lòng nhân từ (Năng Nhân), rất giỏi chịu đựng (Năng Nhẫn), biết cách nhường nhịn (Năng Nhu), biết cách giữ gìn cho thân tâm thanh tịnh (Năng Tịnh). Nói tóm lại, “Thích Ca Mâu Ni” nghĩa là vị thánh của dòng họ/bộ tộc Thích Ca. Danh hiệu này để tôn xưng tên thật của Ngài là Cồ Đàm Tất Đạt Đa.

Một tôn gọi khác của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là tên gọi mà đạo Bà La Môn hay dùng để nói về vị trưởng giả và sau này được dùng để gọi Đức Phật Thích Ca để tỏ lòng tôn kính. Ngài là người có đức hạnh vẹn toàn, công đức đầy đủ và mang lại những hạnh phúc cho thế gian do đó “Thế Tôn” được làm tên gọi của Ngài.

chỉ những người đi theo con đường đúng đắn đến chính giác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người đến bằng cách như vậy nên được gọi là Như Lai. Hơn nữa “Như Lai” còn là tên gọi chung của các vị Phật.

Đức Phật là người đã đoạn trừ Nghiệp để thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, môn đức tôn nghiêm, phúc tuệ đầy đủ nên xứng đáng được sự thờ cúng của con người.

Đức Phật là người có đầy đủ phúc tuệ, nghĩa có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh) nên được gọi là Minh Hạnh Túc.

Chính là chân chính. Biến là khắp nơi, rộng lớn. Tri là hiểu biết. “Chính Biến Tri” là người hiểu biết đúng đắn, hiểu biết tất cả bao trùm khắp thế gian.

Thiện là tốt, khéo léo. Thệ là đi, vượt qua. Đức Phật là người tu tập theo con đường chân chính, biết khéo léo vượt qua tất cả để nhập Niết Bàn.

Đức Phật là người thấu hiểu tất cả các pháp của thế gian.

Đức Phật là Đấng đại trượng phu có khả năng điều phục, chế ngự mọi ma chướng trong khi tu hành chính đạo. Điều Ngự Trượng Phu còn một nghĩa khác nữa là Đức Phật có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo.

Đức Phật là bậc Đạo sư, là người thầy đưa đường dẫn lối đến giải thoát cho cả chư Thiên lẫn loài Người.

Đức Phật thương tất cả chúng sinh như cha mẹ nhân từ thương con cái. Tình thương này bình đẳng, an nhiên vô ngại, nghĩa là không phân biệt sự kính trọng hay sự phỉ báng của chúng sinh đối với Đức Phật, không phân biệt người sang hay người hèn.

Đức Phật là đấng nói những lời chân thật, không phỉnh gạt chúng sinh. Những lời nói của Đức Phật đều xuất phát từ trí tuệ toàn hảo, không phải tùy tiện.

Đức Phật Thích Ca còn rất nhiều cái tên khác nhau và mang nhiều ý nghĩa khác nhau được người đời truyền tai nhau gọi như Tỳ Nô Giá Na, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Bạc Già Phạm, Tam Giới Tôn, Toàn Giác,…

Nguồn gốc của Đức Phật A Di Đà

Đức Phật A Di Đà
Hình ảnh Đức Phật A Di Đà

Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ, nghĩa là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang, ánh sáng vô lượng.

Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Cực lạc an vui ở Tây phương. Trong cuộc đời hoằng Đạo của Đức Phật Thích Ca, rải rác trong các Kinh điển, Đức Phật Thích Ca đã giới thiệu cho tín đồ của mình về Đức Phật A Di Đà và cõi nước Đức Phật A Di Đà đang giáo hóa chúng sinh. 

Đức Phật Thích Ca sau khi chứng Thánh quả, Đức Phật Thích Ca có khả năng vận dụng trí tuệ, thần thông thấy biết sự vận hành của tất cả sự vật, hiện tượng, nhân sinh trong vũ trụ một cách chuẩn xác. 

Nhờ khả năng đặc biệt này nên Đức Phật Thích Ca thấy rõ quá trình tu hành của Đức Phật A Di Đà qua nhiều kiếp. Thấy rõ môi trường sống và đời sống sinh hoạt của chúng sanh ở Tây Phương Cực Lạc do Đức Phật làm giáo chủ. Như vậy, Phật A Di Đà là vị Phật được Đức Phật Thích Ca giới thiệu cho chúng ta.

Tiểu sử của Đức Phật A Di Đà

Theo Đại Kinh A di đà, trong một kiếp sống trước đây A di đà là một vị tăng tên là Pháp tạng hay với cái tên Dharmākara. Ông nguyện khi sẽ tịnh hóa (tu sửa, thanh lọc thân, khẩu, ý bất thiện dần dần trở nên thuần thiện, an lạc) và trang nghiệp một thế giới và biến nó thành một trong những Phật độ thanh tịnh.

Một khi ông hoàn toàn tỉnh giác và hoàn thành lời nguyện. Dharmākara đã trở thành Đức Phật A Di Đà và cư ngụ ở Cực Lạc tịnh độ ở Phương Tây (Người xưa hay gọi với cái tên Tây Phương Cực Lạc).

Ý nghĩa tên Đức Phật A Di Đà

Phân biệt sự khác nhau giữa Đức Phật A Di Đà Và Đức Phật Thích Ca

img-5

phan-biet-duc-phat-a-di-da-va-duc-phat-thich-ca

Đó là tất cả các thông tin để giúp bạn đọc có thể phân biệt được Đức Phật A Di Đà và Đức Phật Thích Ca. Và những nét đặc điểm trên các bức tượng giúp bạn đọc có thể phân biệt được.

Bên cạnh đó, ngày nay dịch vụ dát vàng tượng phật  ngày càng được phổ biến ở các không gian đình, chùa, miếu hay ngay cả trong nhà.

Hiểu được nhu cầu của mọi người nên Dung Quang Hà cung cấp dịch vụ dát vàng cho tượng, cung cấp các sản phẩm tượng Đức Phật A Di Đà Và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đội ngũ tay nghề cao với nhiều năm kinh nghiệm, Dung Quang Hà cam kết mang lại những sản phẩm chất lượng và những bảo hành tốt nhất cho khách hàng.

Dưới đây là một công trình dát vàng, mạ vàng cho tượng mà đội ngũ của DungQuanhHa tiến hành thi công:

Tượng đồng mạ vàng, dát vàng là một sản phẩm “hot” nó mang ý nghĩa về phong thủy giúp cho gia chủ sở hữu bức tượng làm ăn gặp nhiều may mắn và sức khỏe gia đình luôn dồi dào. Do đó tại DungQuangHa cũng là một địa điểm mua bán tượng đồng được nhiều người tin dùng và đánh giá cao.

Bạn có thể tham khảo một số mẫu tượng Đức Phật Thích Ca và tượng Đức Phật A Di Đà tại đây:

Previous slide
Next slide

Nếu bạn muốn nhận tư vấn của Dung Quang Hà về các dịch vụ mạ vàng, dát vàng hay các loại tượng đồng/ Hãy để lại tên và số điện thoại để nhận được tư vấn ngay lập tức

Chia sẻ: